BẮc Kạn:

Xuất hiện dịch tụ huyết trùng tại xã Công Bằng, Giáo Hiệu huyện Pác Nặm

Sau hơn 10 ngày xuất hiện dịch tụ huyết trùng cấp tính trên đàn gia súc tại xã Công Bằng và xã Giáo Hiệu, huyện Pác Nặm (Bắc Kạn) làm 14 con trâu, bò, lợn chết và một số con khác mắc bệnh, người dân trong xã đang hết sức lo ngại về một nguy cơ dịch bệnh bùng phát trên diện rộng rất có thể xảy ra.

Sau hơn 10 ngày xuất hiện dịch tụ huyết trùng cấp tính trên đàn gia súc tại xã Công Bằng và xã Giáo Hiệu, huyện Pác Nặm (Bắc Kạn) làm 14 con trâu, bò, lợn chết và một số con khác mắc bệnh, người dân trong xã đang hết sức lo ngại về một nguy cơ dịch bệnh bùng phát trên diện rộng rất có thể xảy ra.

Dịch bắt đầu bùng phát vào ngày 27/9, tại Phja Đeng - thôn Khên Lền làm 2 con bò chết, sau đó dịch lan sang các hộ đồng bào người Dao ở khu định cư mới Khau Slôm, thuộc xã Giáo Hiệu (Pác Nặm).  

Đến ngày 29/9, dịch lại xuất hiện tại thôn Nà Mặn ở các hộ ông Bàn Văn Sú, làm chết 01 con trâu cái; ông Phùng Văn Chòi, chết 3 con trâu cái trong một ngày. Tiếp đó, đến ngày 03/10 gia đình ông Chòi chết thêm một con trâu nữa.

 Ông Dương Văn Lưu, ở thôn Pác Cáp cũng xót xa cho biết: “Công việc đồng áng của mình chỉ trông chờ vào sức kéo của 2/3 con trâu của gia đình và đó cũng là gia tài lớn nhất của gia đình, vậy mà bỗng dưng nó lại lăn đùng ra chết, không biết sang vụ sau gia đình liệu có đủ sức kéo để phục vụ cho nông nghiệp nữa hay không. Mà bệnh này rất lạ, nuôi gia súc bao nhiêu năm nay mà tôi chưa tưng gặp, nên khi gia súc của gia đình bị mắc chúng tôi cũng không biết bệnh dịch xuất phát từ đâu và mức độ nguy hiểm thế nào nên không biết làm gì để chữa trị”. 

Hai con trâu còn lại của ông Dương Văn Lưu, vẫn được gia đình theo dõi sát sao về tình hình lây nhiễm bệnh tụ huyết trùng tại nhà
Hai con trâu còn lại của ông Dương Văn Lưu, vẫn được gia đình theo dõi sát sao về tình hình lây nhiễm bệnh tụ huyết trùng tại nhà

 Ngay sau khi phát hiện dịch, chính quyền địa phương đã báo cáo với huyện, đồng thời chỉ đạo cho Ban phòng chống dịch bệnh cây trồng và vật nuôi của xã phối hợp với Trạm thú y của huyện, đến các thôn xảy ra dịch, tiến hành bao vây, dập dịch, phun thuốc khử trùng. Hướng dẫn bà con cách ly đàn gia súc khoẻ mạnh, tuyên truyền vận động nhân dân không chăn thả gia súc trong khi đang có dịch.

  Tuy nhiên, do đồng bào trong xã đại đa số là dân tộc thiểu số, trình độ hiểu biết còn có nhiều hạn chế, bên cạnh đó là những phong tục tập quán lạc hậu trong đời sống sinh hoạt cũng như trong sản xuất, chăn nuôi của đồng bào, nên việc tuyên truyền nhân dân phòng chống dịch, cũng như triển khai tiêm phòng gia súc còn gặp nhiều khó khăn.

 Theo ông Hà Đức Tiến, Chủ tịch UBND huyện Pác Nặm cho biết: Huyện đã thành lập các tổ công tác liên ngành, trong đó giao cho Trạm Thú y của huyện làm lực lượng nòng cốt, tiến hành xuống các địa bàn có dịch để hướng dẫn địa phương khống chế dịch bệnh, đồng thời trực tiếp chữa trị cho các con trâu, bò, lợn đang có biểu hiện của bệnh. Bên cạnh đó, tiêm phòng bệnh cho tất cả các hộ ở các thôn nằm trong vùng xảy ra dịch bệnh. 

Qua đợt dịch tụ huyết trùng xảy ra ở xã Công Bằng và Giáo Hiệu, cho thấy ý thức phòng dịch cho đàn gia của người dân ở các địa phương trong huyện là rất kém. Kết thúc tiêm phòng tụ huyết trùng đợt I cho đàn gia súc của huyện được 4.090/11.049 con trâu bò, đạt 37%. Đa số người dân không tiêm phòng tụ huyết trùng cho gia súc vì phải mất tiền mua vắc xin, nên họ đã biện hộ cho việc làm này bằng các lý do như đàn gia súc của họ đang khoẻ tiêm vào thì yếu đi, nên phần nào làm giảm sức kéo của gia đình… Và hậu quả là từ năm 2008 và năm 2009, huyện Pác Nặm đã để xảy ra bệnh tụ huyết trùng trên đàn gia súc ở các xã Bằng Thành (năm 2008) và Công Bằng, Giáo Hiệu (năm 2009).

                                                                                                          Quý Đôn

Để hạn chế thấp nhất dịch bệnh có thể xảy ra trên địa bàn trong thời gian tới, thiết nghĩ chính quyền địa phương cần phải tích cực vào cuộc hơn nữa, bằng những việc làm cụ thể như: cử cán bộ đến các thôn, bản tuyên truyền  về dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, cách phòng tránh, phát hiện bệnh trên đàn gia súc, không thả rông gia súc khi có dịch, cần phải tiêm phòng các loại bệnh cho gia súc theo định kỳ và theo hướng dẫn của thú y ở địa phương. Có như vậy, mới bảo vệ tuyệt đối đàn gia súc của gia đình và địa phương mình.

Cho tới thời điểm này, dịch tụ huyết trùng xảy ra trên đàn gia súc của ba thôn xã Công Bằng và một thôn thuộc xã Giáo Hiệu mới chỉ tạm lắng, dịch vẫn đang có những diễn biến khó lường trước. Huyện Pác Nặm cũng đang triển khai những biện pháp cấp bách nhằm khống chế không cho dịch lây lan sang các địa bàn xã khác.

Tuy nhiên, đến ngày 03/10, 03 con còn lại cũng xuất hiện những triệu chứng trên và một con cũng đã chết khi chưa kịp chữa trị, lúc đó gia đình mới hốt hoảng chạy đi báo cho chính quyền địa phương để có những biện pháp xử lý.

Chưa dừng lại ở đó, dịch tiếp tục có mặt ở thôn Pác Cáp làm chết 01 con trâu nữa của gia đình ông Dương Văn Lưu. Ngoài ra còn làm chết 03 con lợn của các hộ nói trên, tất cả đều có cùng biểu hiện triệu chứng lâm sàng như: bỏ ăn, sốt cao, kêu rống,… Rồi sau đó, từ từ lăm ra chết.

Xem thêm