Vì một xã hội không bạo lực, không xâm hại trẻ em

     Thực tế hiện nay trong xã hội, tình trạng trẻ em bị bạo lực, xâm hại ngày càng có chiều hướng gia tăng. Theo Bộ Công an, trung bình mỗi năm cả nước có gần 2000 vụ bạo lực trẻ em và có khoảng 100 trẻ em bị giết. Tình trạng bạo lực học đường ở trong và ngoài trường học ở mức báo động. Đó là những vấn đề đáng lo ngại trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

     Thực tế hiện nay trong xã hội, tình trạng trẻ em bị bạo lực, xâm hại ngày càng có chiều hướng gia tăng. Theo Bộ Công an, trung bình mỗi năm cả nước có gần 2000 vụ bạo lực trẻ em và có khoảng 100 trẻ em bị giết. Tình trạng bạo lực học đường ở trong và ngoài trường học ở mức báo động. Đó là những vấn đề đáng lo ngại trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

      “Hành động vì một xã hội không bạo lực, không xâm hại trẻ em” là chủ đề của Tháng hành động vì trẻ em năm nay. Mục đích của tháng hành động vì trẻ em nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm, sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể và toàn xã hội về việc đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Phòng ngừa hạn chế tình trạng trẻ em bị bạo lực, xâm hại; thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu để cải thiện điều kiện sống, tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ em, nhất là trẻ em sống trong vùng nghèo khó.

     Hiện nay tình trạng trẻ em bị bạo lực, xâm hại có xu hướng gia tăng, tính chất ngày càng nghiêm trọng, nhiều hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền trẻ em trở thành vấn đề xã hội nóng. Tháng hành động hướng tới phát động xã hội cùng chung tay bảo vệ trẻ em khỏi bị bạo lực, xâm hại, bóc lột, để trẻ em được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh để phát triển. Đây cũng là dịp để các địa phương trên địa bàn tỉnh tập trung giải quyết các vấn đề tồn tại trong công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em ở cơ sở.  Chính vì vậy, tháng hành động vì trẻ em là dịp để tổ chức các hoạt động truyền thông bảo vệ trẻ em, trợ giúp pháp lý cho trẻ em. Tổ chức các hoạt động vui chơi, tặng quà cho trẻ em tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

     Để trẻ em được sống trong một xã hội không bạo lực, không xâm hại đòi hỏi sự chung tay góp sức của cả cộng đồng. Vì vậy cần phải thực hiện hiệu quả hơn nữa các chính sách, chương trình, vận động xã hội tích cực ủng hộ quỹ bảo trợ trẻ em để cải thiện điều kiện sống, đặc biệt là trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, sinh hoạt văn hóa văn nghệ, giáo dục cho trẻ em kỹ năng tự biết bảo vệ mình, phòng, tránh rơi vào các tệ nạn xã hội, các nguy cơ xâm hại, bạo lực, phòng tránh tai nạn thương tích.

     Với điều kiện kinh tế ở nhiều địa phương còn khó khăn như tỉnh ta thì có không ít trẻ em chịu sự thiệt thòi về đời sống vật chất cũng như tinh thần. Có không ít trẻ em phải lao động nặng nhọc vì hoàn cảnh gia đình khó khăn. Tình trạng trẻ em bị xâm hại, bạo lực cũng xảy ra ở nơi này, nơi khác. Với tinh thần và trách nhiệm cao, Tháng hành động vì trẻ em, các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể đã có những hành động thiết thực để bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Nhiều phần quà đã đến với trẻ em tàn tật, nghèo khó. Để trẻ em được vui chơi, học hành thì mỗi gia đình và toàn xã hội hãy chung tay bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Kiên quyết đấu tranh với những hành động xâm hại trẻ em. Phải xác định đây là trách nhiệm của cả cộng đồng để cùng hướng tới một xã hội không bạo lực, không xâm hại trẻ em./.

P.H

Xem thêm