[Trực tiếp] Khai mạc Lễ hội Lồng tồng Ba Bể xuân Giáp Thìn 2024

0:00 / 0:00
0:00
BBK - Hòa cùng không khí mừng Đảng - mừng Xuân, sáng nay (19/02), tức mùng 10 tháng Giêng, tại bãi Bó Lù, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể long trọng tổ chức khai mạc “Lễ hội Lồng tồng Ba Bể” xuân Giáp Thìn năm 2024.

Báo Bắc Kạn tường thuật trực tiếp và live stream trên fanpage Báo Bắc Kạn, mời quý độc giả quan tâm theo dõi và chia sẻ.

10h00: Kết thúc Lễ khai hội, màn tung còn diễn ra trong tiếng hò reo náo nhiệt của du khách.

Lễ hội tiếp tục với nhiều hoạt động đặc sắc, Báo Bắc Kạn cập nhật các nội dung này trong các tin bài tiếp theo.

Chỉ vài phút sau khi bắt đầu, đã có quả còn được tung vào hồng tâm trên cây nêu, mang đến may mắn và một năm mưa thuận gió hòa.

Chỉ vài phút sau khi bắt đầu, đã có quả còn được tung vào hồng tâm trên cây nêu, mang đến may mắn và một năm mưa thuận gió hòa.

Tung còn là trò chơi dân gian phổ biến của người Tày, người Nùng. Là trò chơi ẩn chứa giá trị nhân văn sâu sắc, thể hiện tín ngưỡng của bà con nhân dân. Cứ mỗi dịp tết đến, xuân về, tung còn là trò chơi đặc sắc không thể thiếu được trong lễ hội Lồng tồng của bà con nhân dân vùng cao.

Đại biểu và du khách tham gia tung còn.

Đại biểu và du khách tham gia tung còn.

Khi người trong cuộc hào hứng tung còn, người đứng ngoài reo hò cổ vũ tạo không khí sôi nổi, chính là sợi dây gắn kết cộng đồng dịp đầu năm, là nơi gửi gắm khát vọng, mong muốn của người dân trong năm mới. Đây cũng là dịp để các đôi trai, gái tìm hiểu nhau, thể hiện tình yêu lứa đôi và kết duyên nên vợ chồng.

9h42: Trình diễn tiết mục múa bát đặc sắc với sự tham gia của 250 nghệ nhân, diễn viên

Màn múa bát quy mô lớn, do 250 nghệ nhân, diễn viên thể hiện.

Màn múa bát quy mô lớn, do 250 nghệ nhân, diễn viên thể hiện.

Múa bát mô phỏng lại các động tác ươm tơ, dệt vải của người Tày từ xa xưa. Chiếc bát dùng để ươm tơ, nén tơ, đôi đũa để khuấy đều tơ tằm được nén trong bát, các chị em phải đảo đều tay để cho những sợi tơ cuốn vào chiếc đũa và động tác cứ như vậy, lặp đi lặp lại nhiều lần đến khi đủ sợi tơ để dệt vải. Đạo cụ được thể hiện trong điệu múa là chiếc bát, đôi đũa được bà con dùng trong bữa ăn hàng ngày. Nhịp điệu và các động tác múa bát không khó, không cầu kỳ để bất kỳ ai từ già đến trẻ đều có thể tham gia và tạo nên sự lôi cuốn đối với cộng đồng.

Các động tác múa bát uyển chuyển, duyên dáng của những cô gái Tày Ba Bể.

Các động tác múa bát uyển chuyển, duyên dáng của những cô gái Tày Ba Bể.

Tiếng gõ bát lúc trầm, lúc bổng như thay cho lời kể, lời tâm tình của những người phụ nữ về những nhọc nhằn trong việc ươm tơ, dệt vải, qua đó còn thể hiện khát vọng về cuộc sống đủ đầy, không chỉ ăn ngon mà còn là mặc đẹp. Đặc biệt, múa bát của người Tày Bắc Kạn đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Du khách thích thú thưởng thức màn múa bát đặc sắc.
Du khách thích thú thưởng thức màn múa bát đặc sắc.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Ba Bể, nhiều tổ nhóm, câu lạc bộ văn nghệ được thành lập đã kết nối những người đam mê, yêu thích múa bát với nhau để tổ chức giao lưu, sinh hoạt phục vụ các sự kiện văn hóa, xã hội biểu diễn tại các lễ hội, phục vụ khách du lịch tại địa phương…

Hiện nay, trên địa bàn huyện Ba Bể, nhiều tổ nhóm, câu lạc bộ văn nghệ được thành lập đã kết nối những người đam mê, yêu thích múa bát với nhau để tổ chức giao lưu, sinh hoạt phục vụ các sự kiện văn hóa, xã hội biểu diễn tại các lễ hội, phục vụ khách du lịch tại địa phương…

9h26: Các tiết mục văn nghệ đặc sắc do diễn viên đoàn Nghệ thuật dân tộc tỉnh Bắc Kạn và các nghệ nhân, diễn viên huyện Ba Bể biểu diễn chào mừng Lễ khai hội.

Năm 2023 đã đi qua, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng kéo dài, dịch bệnh trên cây trồng, dịch tả lợn châu phi bùng phát tại một số xã trên địa bàn huyện. Song với sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy - HĐND - UBND tỉnh, sự giúp đỡ của các sở, ban ngành của tỉnh; sự lãnh đạo sát sao của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, sự điều hành quyết liệt của chính quyền; sự đoàn kết, đồng lòng và nỗ lực cố gắng của cán bộ và Nhân dân các dân tộc, huyện Ba Bể đã vượt qua khó khăn thử thách, thực hiện và hoàn thành mọi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đời sống Nhân dân được cải thiện; quốc phòng - an ninh được giữ vững, công tác xây dựng đảng và hệ thống chính trị được chú trọng và nâng cao.

Đặc biệt du lịch Ba Bể đã có nhiều khởi sắc, trong năm 2023 đã đón gần 100 nghìn lượt du khách đến tham quan du lịch, dần đưa dịch vụ du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. Đề án phát triển du lịch trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 được chỉ đạo triển khai quyết liệt; việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc được quan tâm, những phong tục tập quán truyền thống văn hóa tốt đẹp được sưu tầm, giữ gìn, bảo tồn và phát triển.

Đông đảo người dân đến dự Lễ khai hội.

Đông đảo người dân đến dự Lễ khai hội.

9h20: Sau khi đại diện các xã, thị trấn và huyện lên lễ tạ thần linh là màn múa lân sôi động.

Màn múa lân.

Màn múa lân.

9h16: Đồng chí Dương Ngọc Thuyết, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy thay mặt lãnh đạo huyện đánh trống khai hội Lễ hội Lồng tồng Ba Bể năm 2024.

Lãnh đạo huyện Ba Bể đánh trống khai hội.

Lãnh đạo huyện Ba Bể đánh trống khai hội.

9h08: Đồng chí Nông Ngọc Duyên, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện phát biểu khai mạc Lễ hội.

Đồng chí Nông Ngọc Duyên, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện phát biểu khai mạc Lễ hội.

Đồng chí Nông Ngọc Duyên, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện phát biểu khai mạc Lễ hội.

Bài phát biểu cho biết, ngày 27/9/2012, danh lam thắng cảnh hồ Ba Bể được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt; ngày 19/12/2014 "Hội xuân Ba Bể" được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia mang tên "Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể". Đây là những sự kiện văn hóa có ý nghĩa to lớn, là niềm vinh dự và tự hào của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn nói chung và huyện Ba Bể nói riêng, đồng thời cũng đặt ra trách nhiệm lớn đối với địa phương trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị di tích, giá trị của di sản để đẩy mạnh phát triển du lịch, nghiên cứu khoa học và môi trường, thúc đẩy kinh tế - xã hội, đầu tư xây dựng hạ tầng phát triển du lịch sinh thái bền vững, từng bước xây dựng thương hiệu và quảng bá du lịch hồ Ba Bể, di sản phi vật thể cấp Quốc gia Lễ hội Lồng tồng Ba Bể đến với bạn bè gần xa.

Người dân và du khách đến dự Lễ khai hội.

Người dân và du khách đến dự Lễ khai hội.

Đến với Ba Bể, cùng với Lễ hội Lồng tồng, quý khách sẽ được trải nghiệm các địa danh trong khu du lịch Ba Bể như: Du lịch sinh thái Vườn quốc gia Ba Bể, Đồn Đèn - xã Khang Ninh, làng Văn hóa thôn Pác Ngòi, Bó Lù, Cốc Tộc - xã Nam Mẫu; du lịch danh lam thắng cảnh: như Hồ Ba Bể, Động Puông, Thác Đầu Đẳng, Ao Tiên, Đảo Bà Góa, Động Hua Mạ, Hang Thẳm Phầy, thác Tát Mạ; du lịch văn hóa: như Lễ hội Lồng Tồng, chùa Phố Cũ, Đền An Mạ, Động Thẳm Thinh; du lịch lịch sử nơi đã in dấu chân Bác Hồ từ Pác Bó về Tân Trào - Tuyên Quang như: Di tích Khuổi Mản (xã Hà Hiệu), Cốc Lùng (xã Bành Trạch), Tổng Luyên (thị trấn Chợ Rã), Pù Cút- Nà Hai (xã Quảng Khê), Bản Chán (xã Đồng Phúc)… Đặc biệt là di tích lịch sử Phiêng Chì (xã Thượng Giáo) - nơi thành lập chính quyền cấp châu đầu tiên của cả nước trong cao trào khởi nghĩa kháng Nhật cứu nước năm 1945...

Đến với Ba Bể, quý khách còn được thưởng thức các hương vị đặc sắc của văn hóa ẩm thực, được hòa mình vào không gian văn hóa, văn nghệ để tận hưởng những câu hát sli, hát lượn, hát đối đáp giao duyên, múa khèn của các dân tộc còn mang đậm bản sắc. Trải nghiệm những hoạt động văn hóa, thể thao, trò chơi dân gian truyền thống diễn ra trong lễ hội...

9h00: Giới thiệu đại biểu:

Đại biểu lãnh đạo tỉnh dự Lễ khai hội.

Đại biểu lãnh đạo tỉnh dự Lễ khai hội.

Đến dự Lễ khai hội có các đồng chí: Nguyễn Văn Du, nguyên Ủy viên TW Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Kạn; Phương Thị Thanh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh.

Các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Hoàng Thu Trang, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Phạm Duy Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Đỗ Thị Minh Hoa, Chủ tịch Ủy ban MTTQVN tỉnh; Trần Thị Lộc, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy. Đại diện Đoàn ĐBQH tỉnh có đồng chí Hồ Thị Kim Ngân, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh Bắc Kạn...

Đại biểu lãnh đạo huyện Ba Bể...

Đại biểu lãnh đạo huyện Ba Bể...

Đến dự Lễ khai hội còn có lãnh đạo đại diện các địa phương tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang; đại diện các huyện, thành phố trong tỉnh Bắc Kạn. Về phía huyện Ba Bể có các đồng chí: Dương Ngọc Thuyết, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy; Ma Văn Thuyên, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện; Nông Ngọc Duyên, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện; Ma Thị Cử; Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng ban Tổ chức Lễ hội “Lồng tồng Ba Bể” Xuân Giáp Thìn năm 2024; các lãnh đạo tiền nhiệm của huyện...

8h55: Ông Lục Văn Tuân, Bí thư Đảng ủy xã Nam Mẫu, Phó trưởng Ban Tổ chức “Lễ hội Lồng tồng Ba Bể” xuân Giáp Thìn năm 2024, lên thắp hương, khấn lễ.

8h48: Lễ rước cỗ, dâng cỗ về khu vực tổ chức lễ hội:

Mâm cỗ gồm những sản vật của người nông dân chân chất, mộc mạc, một nắng hai sương cần cù ngoài cánh đồng, trên nương rẫy và sông nước nơi đây. Họ đã tự tay chế biến đồ ăn, thức uống, các món bánh trái quê nhà để dâng lên các đấng thần linh với tấm lòng thành kính.

Mâm cỗ được chuẩn bị giản dị nhưng được sắp đặt khéo léo, trang trọng, đẹp mắt với các sản phẩm văn hóa ẩm thực như: Xôi ngũ sắc, gà luộc, rượu nếp, các loại bánh trái tượng trưng cho trời đất, cỏ cây, hoa lá. Mâm cỗ lễ còn thể hiện tâm linh thành kính của người dâng lễ hướng về cội nguồn, cầu trời, khấn phật cho năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, năng suất bội thu, gia súc, gia cầm đầy chuồng, đầy sân; cầu cho quê hương bình an, bản làng thịnh vượng.

Dẫn đầu đoàn rước cỗ, dâng lễ là đội múa Lân của câu lạc bộ Thể dục thể thao huyện Ba Bể, thể hiện sự sôi động và hào hứng của mọi người dân đang nô nức đón chào khai hội. Tiếp theo là các chàng trai, cô gái trong trang phục truyền thống các dân tộc của 15 xã, thị trấn trong huyện Ba Bể, đầu đội mâm Lễ tiến lên lễ đài. Các mâm lễ, được rước về từ đền An Mạ, một ngôi đền linh thiêng trên đảo An Mã, giữa lòng hồ Ba Bể.

Chuẩn bị mâm lễ.
Chuẩn bị mâm lễ.
Mâm cỗ do các cô gái Tày rước.
Mâm cỗ do các cô gái Tày rước.

8h35: Tiết mục nghệ thuật mở màn Hội xuân:

Hát then đàn tính "Kỳ yên pảo phúc" do tập thể nghệ sĩ, diễn viên Đoàn Nghệ thuật Dân tộc tỉnh Bắc Kạn biểu diễn.

Hát then đàn tính "Kỳ yên pảo phúc" do tập thể nghệ sĩ, diễn viên Đoàn Nghệ thuật Dân tộc tỉnh Bắc Kạn biểu diễn.

Tiết mục "Nơi áo chàm hồ xanh Ba Bể", do Nghệ sĩ nhân dân Xuân Ái thể hiện.

Tiết mục "Nơi áo chàm hồ xanh Ba Bể", do Nghệ sĩ nhân dân Xuân Ái thể hiện.

Lễ hội Lồng tồng Ba Bể là lễ hội truyền thống thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo, đa dạng và phong phú; là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của các dân tộc bản địa.

Mục đích của lễ hội là cầu may, cầu mưa, cầu cho sự cân bằng âm dương, cho loài vật sinh sôi nảy nở, thể hiện khát vọng vươn tới ấm no, hạnh phúc của mỗi người. Đây cũng là dịp để hội tụ, giao lưu văn hóa, giao lưu tình cảm, tăng thêm sự hiểu biết tín ngưỡng, đoàn kết giữa các dân tộc. Thông qua lễ hội nhằm từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của Nhân dân, khơi dậy niềm tự hào về truyền thống dân tộc, tạo điều kiện để các hoạt động văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian dân tộc phát triển, đó cũng là cơ hội để quảng bá du lịch Ba Bể, đưa du lịch Ba Bể ngày càng phát triển, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

8h15: Một số hình ảnh trước giờ khai hội.

Xem thêm