Trong giờ giải lao kỳ họp thứ 5 HĐND tỉnh khóa VIII, phóng viên Báo Báo Kạn đã có cuộc trao đổi nhanh với lãnh đạo một số sở, ngành về vấn đề cử tri quan tâm
Về vấn đề nông, lâm nghiệp phóng viên đã phỏng vấn nhanh đồng chí Hà Đức Tiến-Quyền giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
P.V: xin đồng cho cho biết vấn đề trọng tâm của sản xuất nông nghiệp và dự báo tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2013 là gì?
Đồng chí Hà Đức Tiến:
|
Dự báo tốc độ tăng trưởng của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2013 là 8% . Dự báo tăng từ các nguồn chủ yếu. Trồng trọt: Cây dong riềng, diện tích tăng thêm 152 ha (năm 2012 trồng 1.848 ha), năng suất đạt 70 tấn/ha, sản lượng tăng 10.640 tấn, giá trị gia tăng 4,2 tỷ đồng. Về chăn nuôi: Sản lượng lợn sản lượng tăng thêm 991 tấn giá trị gia tăng 4,9 tỷ đồng. Sản lượng trâu tăng thêm 565 tấn, giá trị gia tăng 2,2 tỷ đồng. Sản lượng bò tăng thêm 588 tấn giá trị gia tăng 3 tỷ đồng. Về Lâm nghiệp, chăm sóc rừng: Diện tích chăm sóc tăng 8.253 ha . Khoanh nuôi tái sinh rừng diện tích khoanh nuôi tăng 17.000 ha. Khai thác gỗ: Sản lượng khai thác tăng 23.000 m3…Ngành nông nghiệp tiếp tục thực hiện ác giải pháp hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, trồng rừng, chăn nuôi, phát triển nông thôn gắn liền với phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản. Phát triển gống cây trồng, vật nuôi có ưu thế trong đó tạp trung phát triển cây dong riềng cả về ăng suất diện tích, phá triển đàn lợn nái Móng Cái thuần. Phát triểnmạnh kinh tế rừng, phát triển các vùng rừng nguyên liệu tập trung, rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, ngăn chặn có hiệu quả nạn phá rừng, thực hiện tốt phòng, chống cháy rừng…
P.V: Xin đồng chí cho biết các giải pháp thực hiện nhằm đạt chỉ tiêu đề ra?
Đồng chí Hà Đức Tiến:
Để thực hiện có hiệu quả mục tiêu đề ra, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung vào các giải pháp cơ bản. Về công tác chỉ đạo điều hành ngành thực hiện tốt công tác phối hợp giữa Ngành Nông nghiệp và PTNT với các Sở, Ban, Ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã. Thường xuyên kiểm điểm đánh giá quá trình phối hợp thực hiện nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện kế hoạch trong sản xuất nông lâm nghiệp. Trên cơ sở đó, hàng tháng các cấp uỷ, chính quyền tổ chức kiểm tra, theo dõi, đánh giá, giám sát kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Xác định các nhiệm vụ trọng tâm của ngành, tham mưu tổ chức thực hiện. Định kỳ tổ chức đánh giá tiến độ thực hiện để có giải pháp kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.
Giải pháp về kỹ thuật:
- Đối với cây lúa: Chỉ đạo, hướng dẫn nông dân gieo cấy tập trung trong khung thời vụ (vụ xuân gieo mạ tập trung xung quanh tiết lập xuân 4/2, phấn đấu gieo cấy tập trung trong tháng 2, đầu tháng 3, kết thúc gieo cấy trước ngày 15 tháng 3. Đối với diện tích có nguy cơ thiếu nước sản xuất, chuyển đổi sang trồng các cây trồng cạn như ngô, đậu tương, lạc, cỏ phục vụ chăn nuôi…Vụ mùa gieo mạ tập trung trong tháng 6, cấy trong tháng 7 dương dịch); tăng cường và mở rộng diện tích gieo trồng các giống lúa thuần, giống tiến bộ kỹ thuật có năng suất, chất lượng, có khả năng chống chịu sâu bệnh phù hợp với khả năng đầu tư thâm canh của các hộ dân như: Nàng xuân, Khang dân, Khang dân đột biến, DV 108, Nếp 97... Ngoài ra tuỳ theo điều kiện sản xuất cụ thể các huyện, thị xã có thể sử dụng một số giống lúa lai như: Tạp giao I, Bồi tạp sơn thanh, Nhị Ưu 63, Nhị ưu 838, D.ưu 527. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn làm tốt công tác dự tính dự báo tình hình phát sinh, gây hại của các đối tượng sâu bệnh đặc biệt là bệnh: vàng lá lúa bạc lá, lùn sọc đen, đốm sọc vi khuẩn…
- Đối với cây ngô: Chỉ đạo các địa phương trồng đảm bảo diện tích theo kế hoạch giao, sử dụng các giống ngô lai có tiềm năng, năng suất cao như: CP999, CP 888 và các giống ngô mới khác. Đối với diện tích cây ngô trồng trên đất soi bãi, đất ruộng áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất để phát huy tối đa tiềm năng, năng suất của giống; diện tích ngô trồng trên đất đồi áp dụng phương pháp canh tác bền vững trên đất dốc như trồng theo băng, làm đất tối thiểu hoặc không làm đất để giảm thiểu sự xói mòn, rửa trôi. Cơ quan chuyên môn cần điều tra, phát hiện, dự tính dự báo kịp thời để chủ động trong công tác quản lý sâu bệnh hại, giảm thiểu thiệt hại do sâu bệnh gây ra.
- Đối với cây Dong riềng: Chỉ đạo, hướng dẫn nông dân tích cực mở rộng diện tích, trồng tập trung trong tháng 2, đầu tháng 3, trồng ở những nơi đất tốt, gần đương đi lại tiện cho việc chăm sóc, vận chuyển sau thu hoạch; sử dụng giống lấy ở những ruộng sạch, không bị nhiễm sâu bệnh; áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất và quản lý sâu bệnh gây hại bằng các biện pháp tổng hợp. Cơ quan chuyên môn quản lý chặt chẽ tình hình sâu, bệnh hại trên cây dong riềng bằng cách tăng cường công tác dự tính dự báo tình hình phát sinh, gây hại của các đối tượng sâu bệnh đặc biệt là bệnh cháy lá, thối thân...
Đồng thời, Phối hợp với các Sở, ngành và UBND các huyện, thị xã tăng cường kiểm tra, giám sát kịp thời nắm bắt, tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình sản xuất ở các địa phương đồng thời tham mưu cho tỉnh điều chỉnh, bổ sung kịp thời những chính sách bất cập, xây dựng và ban hành chính sách mới để hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất.
Về vấn đề mức thu viện phí mới và những điểm mới trong tờ trình về mức thu viện phí mới phóng viên Báo Bắc Kạn đã có cuộc phỏng vấn nhanh đồng chí Nông Quốc Chí, Giám đốc Sở Y tế Bắc Kạn.
P.V: Xin đồng chí cho biết những căn cứ cơ bản để xây dựng mức thu viện phí mới?
Đồng chí Nông Quốc Chí:
Việc xây dựng mức thu viện phí mới căn cứ vào các quy định, các hướng dẫn và tình hình thực tế hiện nay. Căn cứ vào Thông tư 14/TTLB ngày 30/9/1995, Thông tư liên Bộ Y tế, Tài chính, Lao động, Thương binh và xã hội, Ban Vật giá Chính phủ, ban hành cách đây đã quá lâu không còn phù hợp với thực tế, Căn cứ vào Thông tư 03/2006/TTLT và Quyết định 968/2009/QĐ/UBND đến nay không còn phù hợp với thực tế hiện nay. Do đó, việc quy định giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước trên dịa bàn tỉnh Bắc Kạn về khung giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước tại Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 29/02/2012 và văn bản số 2210/BYT-KH-TC ngày 16/04/2012 của Bộ y tế về việc hướng dẫn triển khai Thông tư Liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC, đồng thời phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội địa phương.
Trong những năm qua công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng trong phát trển kinh tế- xã hội của tỉnh, tỷ lệ người dân được tiếp cận dịch vụ y tế tăng, cơ sở vật chất, thiết bị, đội ngũ y, bác sỹ của các cơ sở khám, chữa bệnh, y tế xã được tăng cường. Một số cơ sở y tế được đầu tư trang thiết bị hiện đại, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 95%, hầu hết người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi…có thẻ bảo hiểm y tế, được hỗ trợ. Bên cạnh đó, hằng năm có nhiều kỹ thuật mới về lâm sàng, cận lâm sàng được các cơ sở khám, chữa bệnh triển khai áp dụng. Do vậy một số danh mục thu và giá thu của khung giá thu một phần viện phí được ban hành tại Quyết định số 968/2009/QĐ/UBND ngày 11/5/2009 của UBND tỉnh đã không còn phù hợp với thực tế hiện nay.
P.V. Xin đồng chí cho biết những điểm mới trong tờ tình về mức thu viện phí mới và hiệu quả mang lại trong thời gian tới?
Đồng chí Nông Quốc Chí:
Điểm mới của tờ trình gồm 336 khoản thu thuộc 306 dịch vụ khám bệnh trên cơ sở 447 danh mục dịch vụ kĩ thuật tại Thông tư 04, với mức giá đề xuất là 76,% theo giá tối đa của thông tư 04, còn các khoản khác không quy định thì bệnh viện, các cơ sở y tế vẫn thực hiện theo Quyết định 968/2009/QĐ-UBND.
Việc áp dụng khung giá viện phí mới sẽ góp phần hỗ trợ thêm cho các cơ sở y tế công lập có kinh phí tái đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như từng bước nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị đảm bảo đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân vì đại đa số người dân trên địa bàn tỉnh thuộc đối tượng chính sách (trong đó 95% người dân có BHYT), các đối tượng khác phải nộp viện phí khoàng 5% dân số đều là người có thu nhập trung bình trở lên, sinh sống trên địa bàn thị xã và các thị trấn của các huyện, thị xã. Thủ tướng Chúnh Phủ đã ban hành Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg về sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 về việc khám chữa bệnh cho người nghèo theo đó các đối ượng thọc hộ nghèo, đồng bào dân tộc hiểu số sinh sống ở vùng khó khăn, người được hưởng trợ ấp xã hội hàng tháng, khi điều trị nội trú tại các cơ sở y tế của Nhà nước từ tuyến huyện trở lên được hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại từ nhà đến bệnh viện, từ bệnh viện về nhà và chuyển bệnh viện. Do vậy, việc áp dụng khung giá viện phí mới sẽ không ảnh hưởng đến đời sống người dân nhất là người dân tộc thiểu số, người nghèo, gia đình chính sách.
Về vấn đề Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, phóng viên Báo Bắc Kạn đã có cuộc phỏng vấn nhanh Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và xã hội Ma Xuân Thu
P.V: Xin đồng chí cho biết những điểm nổi bật trong Đề án đào tạo nghề cho lao đông nông thôn trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua?
Đồng chí Ma Xuân Thu:
Năm 2012 là năm thứ 3 thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg nên từ tỉnh đến xã cơ bản đều kiện toàn, bổ sung Ban chỉ đạo các xã đều khảo sát nhu cầu học nghề đối với lao động nông thôn từ cơ sở, từ người dân. Các cơ sở dạy nghề cơ bản thực hiện theo đúng các quy định của Nhà nước đã phân luồng. Dạy nghề cho nông nghiệp được 45 lớp thu hút 1.350 học viên, dạy phi nông nghệp là 22 lớp với 660 học viên. Ban Chỉ đạo 1956 tỉnh, thị xã có văn bản và tổ chức kiểm tra công tác dạy nghề trên địa bàn. Sở Lao động Thương binh và xã hội đã chủ động kiểm tra việc hành nghề của các cơ sở dạy nghề, kiểm tra chương trình và người học tại các lớp học. Kết quả cho thấy hình thức đào tạo nghề phù hợp với người dân lao động trên địa bàn, đa số học viên sau khi học nghề đã tự tạo việc làm, áp dụng kiến thức được học vào trong công việc lao động sản xuất góp phần tăng thu nhập gia đình. Đồng thời, tiết kiệm được thời lượng lao động, giảm chi phí trong sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng sản lượng, chất lượng, giúp người lao động tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.
P.V: Xin đồng chí cho biết những giải pháp thực hiện trong thời gian tới?
Đồng chí Ma Xuân Thu:
Trong thời gian tới với để Đề án triển khai có hiều quả, sở Lao động, Thương binh và Xã hội tăng cường công tác thông tin tuyên truyền Quyết định 1956-QĐ-TTg và Chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Nghị quyết 37 đến các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và nhân dân. Tăng cường công tác tập huấn cho cán bộ, giáo viên và các trung tâm dạy nghề và học nghề. Tổ chức các lớp học nghề, dạy nghề theo hướng đào tạo theo nhu cầu, địa chỉ, chú trọng chất lượng đào tạo nghề, tránh dạy nghề theo phong trào, thành tích. Đồng thời xây dựng mô hình dạy nghề và nhân rộng mô hình. Hằng năm có kế hoạch khảo sát thị trường lao động, năm bắt kịp thời thông tin lao động theo từng ngành nghề để có cơ sở tư vấn, định hướng kịp thời cho người lao động, xác định chọn đúng nghề để học hoặc tự tạo được việc làm ổn định, tránh tình trạng người lao động sau khi đào tạo không tìm được việc làm và không tự tạo được việc làm phù hợp.
P.V: Xin cám ơn đồng chí
Hồng Hạnh (thực hiện)