Những nội dung người yêu cầu trợ giúp pháp lý cần chứng minh

0:00 / 0:00
0:00
BBK - Thông tư số 08/2017/TT-BTP ngày 15/11/2017 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý. Để chứng minh là người thuộc hộ nghèo, trẻ em, người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn... cần chứng minh một số giấy tờ. 

* Để chứng minh là người thuộc hộ nghèo, người yêu cầu trợ giúp pháp lý cần cung cấp những giấy tờ gì?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Thông tư số 08/2017/TT-BTP ngày 15/11/2017 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý,để chứng minh là người thuộc hộ nghèo, người yêu cầu trợ giúp pháp lý cần cung cấp giấy tờ gồm:

“Điều 33. Giấy tờ chứng minh người thuộc diện trợ giúp pháp lý

… 2. Giấy tờ chứng minh người thuộc hộ nghèo là giấy chứng nhận hộ nghèo.”

* Để chứng minh là trẻ em, người yêu cầu trợ giúp pháp lý cần cung cấp những giấy tờ gì?

Theo khoản 3 Điều 33 Thông tư số 08/2017/TT-BTP ngày 15/11/2017 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý (bị bãi bỏ một số nội dung bởi Thông tư số 09/2022/TT-BTP ngày 30/12/2022 của Bộ Tư pháp), người yêu cầu trợ giúp pháp lý phải cung cấp giấy tờ chứng minh là trẻ em gồm một trong các giấy tờ sau:

“Điều 33. Giấy tờ chứng minh người thuộc diện trợ giúp pháp lý

… 3. Giấy tờ chứng minh là trẻ em gồm một trong các giấy tờ sau:

a) Giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu;

b) Văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng xác định người có yêu cầu trợ giúp pháp lý là trẻ em;

c) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền về áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc xử phạt vi phạm hành chính xác định người có yêu cầu trợ giúp pháp lý là trẻ em.”

* Để chứng minh là người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người yêu cầu trợ giúp pháp lý cần cung cấp những giấy tờ gì?

Để chứng minh là người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người yêu cầu trợ giúp pháp lý cung cấp giấy tờ chứng minh theo quy định tại khoản 4 Điều 33 Thông tư số 08/2017/TT-BTP ngày 15/11/2017 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý, cụ thể gồm một trong các giấy tờ sau:

“Điều 33. Giấy tờ chứng minh người thuộc diện trợ giúp pháp lý

…4. Giấy tờ chứng minh là người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn gồm một trong các giấy tờ sau:

a) Giấy tờ hợp pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp xác định người có tên là người dân tộc thiểu số và nơi cư trú của người đó;

b) Văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng xác định người có yêu cầu trợ giúp pháp lý là người dân tộc thiểu số và nơi cư trú của người đó.”

* Để chứng minh là người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, người yêu cầu trợ giúp pháp lý cần cung cấp những giấy tờ gì?

Để chứng minh là người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, người yêu cầu trợ giúp pháp lý cần cung cấp giấy tờ chứng minh theo quy định tại khoản 5 Điều 33 Thông tư số 08/2017/TT-BTP ngày 15/11/2017 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý, cụ thể:

“Điều 33. Giấy tờ chứng minh người thuộc diện trợ giúp pháp lý

… 5. Giấy tờ chứng minh người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng xác định người có yêu cầu trợ giúp pháp lý là người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.”

Văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng có thể là Quyết định tạm giữ; Quyết định khởi tố bị can; Giấy triệu tập lấy lời khai; Bản Kết luận điều tra vụ án hình sự đề nghị truy tố; Cáo trạng; Quyết định đưa vụ án ra xét xử; Bản án, Quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc các giấy tờ khác chứng minh vụ việc đang được các cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý mà qua đó cho thấy người có yêu cầu là người bị tạm giữ, người bị kiến nghị khởi tố, bị can, bị cáo.

* Để chứng minh là người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo, người yêu cầu trợ giúp pháp lý cần cung cấp những giấy tờ gì?

Căn cứ khoản 6 Điều 33 Thông tư số 08/2017/TT-BTP ngày 15/11/2017 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý, để chứng minh là người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo, người yêu cầu trợ giúp pháp lý cần cung cấp những giấy tờ sau:

“Điều 33. Giấy tờ chứng minh người thuộc diện trợ giúp pháp lý

… 6. Giấy tờ chứng minh là người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo gồm các giấy tờ sau:

a) Giấy chứng nhận hộ cận nghèo;

b) Văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng xác định người có yêu cầu trợ giúp pháp lý là người bị buộc tội.”

Xem thêm