Ngành Nông nghiệp chú trọng chuyển đổi số

Thời gian qua, công tác chuyển đổi số đã và đang được Sở NN&PTNT chú trọng triển khai thực hiện. Theo đó, Sở đã thành lập ban chỉ đạo chuyển đổi số, ban hành kế hoạch với nhiều mục tiêu cụ thể.

Sản xuất dưa lưới ở Chợ Mới được ứng dụng công nghệ số để điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm của đất, các tiêu chuẩn ATTP.
Sản xuất dưa lưới ở Chợ Mới được ứng dụng công nghệ số để điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm của đất, các tiêu chuẩn ATTP.

Tại Kế hoạch số 60/KH-SNN ngày 26/7/2022 về chuyển đổi số năm 2022 do Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành đã đề ra các mục tiêu như: 100% hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng; 100% hoạt động quản lý nhà nước của cơ quan, đơn vị sử dụng văn bản điện tử có chữ ký số chuyên dùng; 100% công chức, viên chức sử dụng hệ thống thư điện tử công vụ thay thế cho các hòm thư điện tử công cộng; 100% tỷ lệ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền, phạm vi, lĩnh vực của ngành đủ điều kiện được cung cấp dịch vụ công trực tuyến; Phấn đấu tỷ lệ thủ tục hành chính (TTHC) được cung cấp dịch vụ công trực tuyến, có phát sinh hồ sơ trực tuyến đạt 80%; Số hóa kết quả giải quyết TTHC của Sở còn hiệu lực đạt 100%; Xây dựng phần mềm nội bộ tích hợp chấm điểm và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP tỉnh Bắc Kạn; ưu tiên lựa chọn 02 lĩnh vực thuộc chuyên ngành trồng trọt, chăn nuôi để thực hiện…

Ông Nguyễn Ngọc Cương- Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Để thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số thành công, Sở tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức của đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và doanh nghiệp, người dân về tính cấp thiết của chuyển đổi số; người đứng đầu cấp ủy, thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp về kết quả chuyển đổi số tại đơn vị thuộc lĩnh vực phụ trách; tập trung đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất lượng sẵn sàng tham gia vào quá trình chuyển đổi số. Đưa hàng hóa nông sản của nông dân lên sàn thương mại, góp phần phát triển nông nghiệp nông thôn; xây dựng cơ sở dữ liệu về nông nghiệp…

Kế hoạch số 60/KH-SNN ngày 26/7/2022 về chuyển đổi số năm 2022 của Sở NN&PTNT đề ra các mục tiêu như: 100% hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng; 100% hoạt động quản lý nhà nước của cơ quan, đơn vị sử dụng văn bản điện tử có chữ ký số chuyên dùng; 100% công chức, viên chức sử dụng hệ thống thư điện tử công vụ thay thế cho các hòm thư điện tử công cộng; 100% tỷ lệ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền, phạm vi, lĩnh vực của ngành đủ điều kiện được cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Phấn đấu tỷ lệ thủ tục hành chính (TTHC) được cung cấp dịch vụ công trực tuyến, có phát sinh hồ sơ trực tuyến đạt 80%. Số hóa kết quả giải quyết TTHC của Sở còn hiệu lực đạt 100%. Xây dựng phần mềm nội bộ tích hợp chấm điểm và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP tỉnh Bắc Kạn…

Thực tế cho thấy, chuyển đổi số góp phần quan trọng làm thay đổi phương thức sản xuất, giải phóng sức lao động, giảm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Chuyển đổi số ngành Nông nghiệp giúp nâng cao hoạt động quản lý, điều hành sản xuất thông qua việc nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp; quản lý vùng sản xuất, quy trình sản xuất; hỗ trợ theo dõi, điều hành quy hoạch, kế hoạch sản xuất hiệu quả.

Đồng thời, giúp người sản xuất dễ dàng tiếp cận thông tin về cảnh báo dịch hại, thời tiết, thị trường, thành tựu khoa học, công nghệ mới, tự động hoá và quản trị quy trình sản xuất hiệu quả hơn, đưa nông sản tiếp cận người tiêu dùng nhanh nhất, tiết giảm chi phí trung gian, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả sản xuất; doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận đầy đủ thông tin sản xuất như vùng nguyên liệu, sản lượng thu hoạch, mùa vụ, cơ cấu giống, tổ chức đại diện nông dân gắn với vùng sản xuất để hoạch định chiến lược sản xuất, kinh doanh của đơn vị.

Thông qua hoạt động kết nối trực tiếp trên môi trường mạng hình thành mối liên kết “4 nhà” (cơ quan quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp, người sản xuất), đồng thời kết nối giữa người sản xuất với nhau góp phần tạo sự đồng thuận, gắn kết phát triển bền vững.

Ngoài ra, chuyển đổi số ngành Nông nghiệp góp phần hiện thực hoá mục tiêu tiếp tục thay đổi tư duy “sản xuất nông nghiệp” sang “kinh tế nông nghiệp”, xây dựng người nông dân chuyên nghiệp thích ứng kinh tế số, kinh tế tuần hoàn; ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ gắn với phát triển du lịch sinh thái góp phần tạo ra giá trị mới trong sản xuất. Phát triển nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Cùng với đó, chuyển đổi số đã kết nối, giải quyết nhu cầu thông tin nhanh giữa các đơn vị với nhau, gồm: Kết nối giữa người dân, doanh nghiệp và thị trường; kết nối giữa người dân, doanh nghiệp, các cơ quan quan lý nhà nước với thị trường…

Tại tỉnh Bắc Kạn, nhiều trang trại, gia trại chăn nuôi, trồng trọt đã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất; hàng trăm mặt hàng nông sản thực phẩm đã được các doanh nghiệp, hợp tác xã ứng dụng các nền tảng mạng xã hội như Zalo, Faebook để quảng bá, tiêu thụ; đưa lên sàn thương mại điện tử hoặc tiêu thụ qua hệ thống siêu thị lớn ở Hà Nội như HaproMart, Big C, Aeon, FiviMart...

Tuy nhiên, chuyển đổi số trong nông nghiệp ở Bắc Kạn mới chỉ là bước đầu. Vấn đề đặt ra là ngành Nông nghiệp tỉnh cần từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu về các hoạt động của ngành, tạo điều kiện cho mọi thành phần trong xã hội đều có thể cập nhật thông tin để phục vụ cho hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp./.

Phan Quý

Xem thêm