Ngân Sơn phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp

Trong nhiệm kỳ 2015-2020, với mục tiêu chủ đạo là phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, huyện Ngân Sơn đã xây dựng những giải pháp cụ thể như đẩy mạnh công tác khuyến nông, áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, thâm canh cây trồng có giá trị kinh tế cao, nhân rộng các mô hình sản xuất đạt hiệu quả...

Trong nhiệm kỳ 2015-2020, với mục tiêu chủ đạo là phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, huyện Ngân Sơn đã xây dựng những giải pháp cụ thể như đẩy mạnh công tác khuyến nông, áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, thâm canh cây trồng có giá trị kinh tế cao, nhân rộng các mô hình sản xuất đạt hiệu quả...


Huyện Ngân Sơn có lợi thế khí hậu và thổ nhưỡng của miền núi cao phù hợp với nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao đã được khẳng định như cây thuốc lá, khẩu nua lếch, các loại cây ăn quả như lê, mận, cam, quýt. Cùng với đó, với diện tích đất rừng rộng lớn là điều kiện thuận lợi để Ngân Sơn đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đại gia súc và trồng rừng nguyên liệu.

Xác định rõ được hạn chế và thế mạnh của địa phương, tại Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Ngân Sơn nhiệm kỳ 2015 – 2020, đã đề ra hướng đi cụ thể là chủ động nắm bắt thời cơ, phát huy lợi thế của huyện, tập trung mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế, nhất là kinh tế nông, lâm nghiệp, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Thực hiện mục tiêu này, đồng chí Chu Thị Huyền- Chủ tịch UBND huyện cho biết: Ngay sau khi Đại hội Đảng bộ huyện kết thúc, cấp ủy, chính quyền các cấp của huyện Ngân Sơn đã xây dựng chương trình hành động. Theo đó, Cấp ủy huyện Ngân Sơn đã tích cực đổi mới phương thức lãnh đạo bằng việc phân công các đồng chí lãnh đạo là cán  bộ chủ chốt phụ trách địa bàn, bám sát cùng cơ sở để thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, chính quyền các cấp, sự phối kết hợp với các ngành, các tổ chức đoàn thể trong việc chỉ đạo cơ sở thực hiện phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, đẩy mạnh công tác khuyến nông, áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất đặc biệt là thâm canh cây trồng có giá trị kinh tế cao; tuyên truyền nhân rộng các mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao, kịp thời giải quyết những vướng mắc trong qua trình thực hiện nghị quyết. Đồng thời, huyện đã xây dựng các vùng trọng điểm thâm canh sản xuất hàng hóa như trồng cây thuốc lá ở các xã phía Bắc; trồng và mở rộng vùng sản xuất lúa nếp thơm “Khẩu nua lếch” ở các xã Thượng Quan, Thuần Mang, Thượng Ân, Bằng Vân, Vân Tùng; mở rộng vùng trồng hồng không hạt; phát triển trồng quýt tại Thượng Ân; trồng rau an toàn tại thị trấn Nà Phặc. Từng bước phát triển khu chăn nuôi tập trung tại các xã Thượng Quan, Vân Tùng, Nà Phặc, Cốc Đán, Trung Hòa, Thượng Ân, Đức Vân...

dfdf
Giao cây thông giống đến tận tay người dân xã Thượng Quan

Đẩy mạnh triển khai, vận động nhân dân thực hiện có hiệu quả các Đề án phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, tranh thủ nguồn vốn các đề án, dự án, chương trình khuyến nông. Cụ thể, huyện đã hỗ trợ kinh phí và kỹ thuật để nông dân bảo quản giống khẩu nua lếch nhằm bảo đảm giống để gieo trồng 60ha mỗi năm, đảm bảo đầu ra cho nông dân; phối hợp với Sở Khoa học- Công nghệ để thực hiện trồng 100ha hồng không hạt theo đúng giống chất lượng cao đã được bảo tồn nguồn gen và kỹ thuật; hợp tác với các doanh nghiệp thực hiện trồng mỗi năm từ 700-800ha cây công nghiệp ngắn ngày....

Thực hiện sản xuất lâm nghiệp theo hướng bền vững, hiệu quả, hàng năm xây dựng kế hoạch, triển khai, vận động nhân dân tích cực tham gia trồng rừng trên những diện tích đất trống, đất rừng nghèo kiệt, thực hiện tốt công tác quản lý, khai thác, bảo vệ rừng. Chỉ đạo quyết liệt hơn việc thực hiện Chương trình nông thôn mới. Tích cực thu hút vốn đầu tư và huy động sức dân thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tăng cường đầu tư xây dựng, duy tu bảo dưỡng các công trình thủy lợi để nâng dần diện tích chủ động nước tưới.

Trong công tác phát triển chăn nuôi gia súc, thực hiện mô hình phát triển đàn lợn giống Móng Cái thuần, huyện Ngân Sơn đã thành lập ban quản lý để kịp thời chỉ đạo, giám sát, triển khai thực hiện các hoạt động của đề án. Yêu cầu các cán bộ kỹ thuật thường xuyên bám sát cơ sở, kiểm tra, đôn đốc các hộ dân thực hiện đúng tiến độ, đúng cam kết, kiểm tra tình hình phát triển của đàn lợn để có biện pháp xử lý, chữa trị kịp thời khi lợn ốm và tích cực nhân rộng đàn lợn Móng Cái trên địabàn huyện. Đồng thời, duy trì và phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng tăng trưởng bền vững, vận động nhân dân phát triển chăn nuôi trâu, bò theo quy mô trang trại hộ gia đình, thực hiện tốt công tác thú y, phòng trừ dịch bệnh cho gia súc gia cầm nhằm kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.

Việc xác định hướng phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp là lựa chọn phù hợp, tạo được sự đồng tâm, hợp lực của các cấp, ngành, đoàn thể, phát huy tinh thần trách nhiệm cao ngay từ đầu nhiệm kỳ bằng những việc làm cụ thể, thiết thực hướng về cơ sở. Đồng thời, tranh thủ thời cơ, huy động tối đa nội lực, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư của Nhà nước và các tổ chức để phát triển sản xuất, xoá đói, giảm nghèo, xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội. Tập trung lãnh đạo xây dựng các mô hình kinh tế, gắn kết giữa doanh nghiệp với người nông dân...sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất của bà con nông dân, thúc đẩy lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp phát triển./.


                                                                                          Phan Quý

Xem thêm