Không "làm xiếc" với pháp luật!

0:00 / 0:00
0:00
Việc bắt giữ, tạm giam "nữ hoàng nội y" Ngọc Trinh vì những hành vi vi phạm pháp luật có tính răn đe rất lớn đối với toàn xã hội nói chung và những người nổi tiếng nói riêng.

Ngày 19/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM đã ra quyết định khởi tố và bắt tạm giam đối với Trần Thị Ngọc Trinh về tội “Gây rối trật tự công cộng” quy định tại Điều 318 Bộ luật Hình sự.

Theo đó, Trần Thị Ngọc Trinh (người mẫu Ngọc Trinh, 34 tuổi) đã có hành vi vi phạm pháp luật như lái xe mô tô phân khối lớn khi chưa có bằng lái, thực hiện nhiều hành động nguy hiểm, phản cảm trên xe, quay dựng thành các video và đăng trên mạng xã hội. Mặc dù các hành động đó gây bức xúc trong xã hội, bị lực lượng chức năng đã xử phạt vi phạm hành chính, yêu cầu gỡ bỏ các clip trên mạng xã hội (với 6,8 triệu người theo dõi trên tài khoản tiktok, 2,7 triệu người theo dõi trên fanpage, các trang facebook cá nhân) nhưng cô này không chịu gỡ bỏ. Trong khi hầu hết các fan hâm mộ Ngọc Trinh đều là giới trẻ.

Clip "diễn xiếc" của Trần Thị Ngọc Trinh đăng trên kênh tik tok với 6,8 triệu người theo dõi

Clip "diễn xiếc" của Trần Thị Ngọc Trinh đăng trên kênh tik tok với 6,8 triệu người theo dõi

Những người nổi tiếng thường đóng góp cho xã hội những cống hiến, bằng năng lượng tích cực, và được nhiều người hâm mộ, thường có tầm ảnh hưởng lớn đối với xã hội. Mỗi phát ngôn, hành động của họ có thể có hàng nghìn người nhớ, nhắc và làm theo. Điều đó đồng nghĩa với việc người càng có tầm ảnh hưởng, thì càng phải có trách nhiệm xã hội.

Do đó, việc bắt giữ, tạm giam Trần Thị Ngọc Trinh có tính răn đe lớn, khẳng định việc thượng tôn pháp luật dù trong đời thực hay trên không gian mạng.

Qua sự việc này, cho thấy, nếu không có sự cổ súy, tán dương, khích lệ của một bộ phận fan hâm mộ, thì Trần Thị Ngọc Trinh đã không lựa chọn cách nổi tiếng như thế. Do đó, thái độ tích cực mỗi người trong xã hội và trên không gian mạng sẽ tạo nên môi trường số trong lành để phát triển văn hóa, con người chân thiện mỹ. Để thích ứng và giữ gìn xã hội số, văn hóa số đang phát triển mạnh như vũ bão hiện nay, không chỉ mỗi người dân phải thấy trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn môi trường mạng an toàn, lành mạnh; chính các cơ quan quản lý cũng cần có thêm những công cụ quản lý số hữu hiệu, sớm phát hiện và ngăn chặn những sự việc phản cảm, tiêu cực lan truyền, gây ảnh hưởng xấu đến xã hội, đặc biệt là với thế hệ trẻ của đất nước.

Cần với khẳng định, không ai có thể “làm xiếc” với pháp luật!

Xem thêm