Hội thảo quốc tế: Đoàn kết Việt Nam – Lào bảo vệ và xây dựng khu căn cứ cách mạng tỉnh Hủa Phăn

Đến dự và chủ trì hội thảo có các đồng chí: Xi xa vát Kẹo bun phăn Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch mặt trận xây dựng Tổ quốc Lào, đồng chí Tô Huy Rứa Bí thư TW Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo TW, Chủ tịch Hội đồng lý luận TW Đảng Cộng sản Việt Nam, đ/c Phăn đnông chít Vông xả Ủy viên TW, Trưởng ban Tuyên huấn TW Đảng nhân dân CM Lào, đ/c Phăn khăn Vipha Văn Ủy viên TW Đảng, Bí thư tỉnh trưởng tỉnh Hủa phăn, đ/c Nguyễn Bắc Son Ủy viên TW Đảng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo TW Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong diễn văn khai mạc đại tướng Xi xa vát Kẹo bun phăn nêu bật vị trí chiến lược của căn cứ địa Sầm Nưa nơi đây đã diễn ra sự kiện lịch sử: Thành lập Đảng nhân dân Cách mạng Lào, là nơi Trung ương Đảng, Mặt trận Neo Lào hắc xạt lãnh đạo cuộc cách mạng Lào, nơi tiến hành các lớp đào tạo cán bộ và lực lượng cách mạng, là biểu tượng của tình đoàn kết đặc biệt và liên minh chiến đấu Việt Nam – Lào. Trách nhiệm của các thế hệ ngày nay là tiếp tục giữ gìn và phát huy mạnh mẽ truyền thống đoàn kết đặc biệt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đồng chí Nguyễn Bắc Son đã thay mặt Ban Tổ chức Hội thảo đọc thư chào mừng Hội thảo của Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu.

Cuộc hội thảo đã nhận được 28 bản tham luận của các nhà lãnh đạo, các tướng lĩnh, các chuyên gia, các nhà khoa học lịch sử của hai nước: Xa mản Vi nha kệt Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Chỉ đạo công tác tư tưởng, lý luận văn hoá Đảng NDCM Lào, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tướng Phùng Quang Thanh Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Quốc phòng QĐNDVN, T.S Nguyễn Bắc Son, Trung tướng Chăn xa mẳn Chăn nha lạc Ủy viên TW, Giám đốc Học viện Quốc phòng Kay sỏn Phôn vi hẳn, Tông Dơ Tho Ủy viên TW, Phó Chủ tịch mặt trận Lào xây dựng đất nước Thon Si In Tha Phôn, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh nguyên trưởng đoàn chuyên gia giúp Lào, Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương Trưởng ban Liên lạc quân tình nguyện Việt Nam và chuyên gia giúp Lào, Nguyễn Cần chuyên gia Việt Nam tại Lào, Trần Công Hàm nguyên chuyên gia và tuỳ viên quân sự tại Lào, Nguyễn Tư Lạc nguyên chuyên gia Việt Nam tại Lào, Đại tá Nguyễn Khiên Chủ nhiệm chính trị đoàn Công binh 217, Thiếu tướng Lê Thanh nguyên chính trị viên Ban xung phòng Lào Bắc từ tháng 5/1949 – tháng 2/1952, GS.TS Trịnh Nhu, PGS.TS Đức Vượng, Thiếu tướng, TS Nguyễn Văn Thạch, Viện trưởng Viện lịch sử quân sự, Th.S Nguyễn Xuân Ớt Viện lịch sử Đảng, Đại tá, Th.S Trần Văn Thức Viện lịch sử quân sự, Đại tá Phạm Hiếu Thắng, Đại tá, TS Dương Đình Lập, Tô Hồng Hải Trưởng ban Tuyên giáo Nghệ An, Phan Huy Chúc Ban Tuyên giáo Thanh Hoá.

Tổng kết Hội thảo PGS.TS Tô Huy Rứa đã nêu bật: Thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh, Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, ngày 18/3/1949 ra Chỉ thị về công tác xây dựng căn cứ du kích Lào Bắc. Dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Đảng Đảng Nhân dân Lào Kay sỏn Phôn vi hẳn, chiến dịch mùa khô 1953 – 1954 đã giải phóng Sầm Nưa, Phong Xa Lì và một số tỉnh Bắc Lào. Sau chiến thắng, Sầm Nưa - Hủa Phăn đã trở thành căn cứ địa của cách mạng Lào. Sự ra đời của căn cứ địa này còn do yêu cầu của liên minh chiến đấu Việt – Lào, chung lưng đấu cật chống kẻ thù chung vì độc lập, tự do của mỗi nước. Từ đây, căn cứ địa Sầm Nưa - Hủa Phăn đã thực hiện sứ mệnh quốc tế là căn cứ địa của cách mạng 2 nước. Căn cứ địa Sầm Nưa - Hủa Phăn là kết quả của tinh thần, trí tuệ, công sức của cán bộ, đảng viên, nhân dân 2 nước Việt – Lào. Là biểu tượng của tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung, mẫu mực hiếm có. Nơi đây đã thể hiện sinh động tinh thần đoàn kết đặc biệt Việt – Lào với những chuẩn mực vượt khỏi khuôn khổ thông lệ bang giao quốc tế.

Thông qua cuộc hộ thảo lần này, chúng ta tôn vinh và tri ân những cống hiến to lớn của nhân dân Sầm Nưa - Hủa Phăn đối với cách mạng Lào, đối với việc xây đắp quan hệ đặc biệt giữa hai nước Việt – Lào. Kết quả hội thảo đã cung cấp thêm nhiều tư liệu quý báu để chúng ta hoàn thiện biên sọan công trình lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào - Việt Nam (1930 – 2007) do hai Bộ Chính trị của hai Đảng đồng chủ trì biên sọan. Chắc chắn công trình lịch sử đặc biệt này sẽ góp phần nâng cao nhận thức chính trị, tình cảm của nhân dân hai nước, để nhân dân thế giới hiểu rõ bản chất tốt đẹp trong sáng của mối quan hệ Việt Nam – Lào, Lào - Việt Nam. Đồng thời phản ánh lập trường, thái độ của lãnh đạo hai nước trong việc duy trì, củng cố và tăng cường mối quan hệ đặc biệt của hai dân tộc trong thời kì mới.

Xem thêm