Dự án Bánh mỳ cho thế giới góp sức xây dựng nông thôn mới ở Pác Nặm

0:00 / 0:00
0:00
BBK - Dự án “Phát triển bền vững thông qua tăng cường năng lực tự giúp của các cộng đồng dân tộc thiểu số- giai đoạn 1" do tổ chức Bánh mỳ cho thế giới (BfdW) - CHLB Đức tài trợ trong thời gian qua đã tạo đà cho huyện Pác Nặm thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Dự án Phát triển bền vững thông qua tăng cường năng lực tự giúp cộng đồng dân tộc thiểu số triển khai trên địa bàn huyện Pác Nặm do Trung tâm Hỗ trợ phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em (DWC) làm chủ đầu tư. Đối tác địa phương là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân huyện Pác Nặm. Thời gian thực hiện Dự án là 36 tháng (từ 01/10/2022 - 30/9/2025). Dự án thực hiện ở 22 thôn khó khăn của 04 xã: Bộc Bố, Giáo Hiệu, Công Bằng, Cao Tân và 02 trường THCS xã Bộc Bố và Công Bằng.

Từ khi thực hiện, Dự án đã xây dựng các nhóm sở thích và chia sẻ kinh nghiệm về quản lý cộng đồng cho hơn 1.000 người tại 22 thôn; thành lập được 27 nhóm sở thích, với 269 thành viên...

Từ khi thực hiện, Dự án đã xây dựng các nhóm sở thích và chia sẻ kinh nghiệm về quản lý cộng đồng cho hơn 1.000 người tại 22 thôn; thành lập được 27 nhóm sở thích, với 269 thành viên...

Các hoạt động của Dự án tập trung phát triển các công trình cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ và mô hình sinh kế thân thiện với môi trường; dinh dưỡng trong bữa ăn của học sinh; đối thoại giữa chính quyền và người dân địa phương để thảo luận về các vấn đề phát triển tại cộng đồng; sinh hoạt chuyên đề thôn về chính sách pháp luật liên quan đến cộng đồng như nông nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, tổ hợp tác...; tập huấn, thành lập các nhóm nông dân sở thích; xây dựng năng lực cho thành viên các nhóm về cách quản lý và vận hành tổ nhóm, ghi chép sổ sách, tập huấn kỹ thuật về canh tác và chăn nuôi không hóa chất, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, marketing và bán sản phẩm, sơ chế và đóng gói; thành lập nhóm các học sinh nòng cốt, tập huấn về kỹ năng thúc đẩy truyền thông và làm việc nhóm cho các học sinh…

Các thành viên nòng cốt của cộng đồng được tham gia tập huấn chia sẻ kinh nghiệm về quản lý cộng đồng, quản lý tài chính.

Các thành viên nòng cốt của cộng đồng được tham gia tập huấn chia sẻ kinh nghiệm về quản lý cộng đồng, quản lý tài chính.

Bà Nguyễn Thị Hương, cán bộ giám sát thực hiện dự án tại huyện Pác Nặm cho biết: Trên địa bàn huyện Pác Nặm, Dự án đã cung cấp các thông tin về phân bón và thuốc trừ sâu đối với sức khỏe con người; tuyên truyền phương pháp, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp không sử dụng hóa chất cho hơn 900 người; xây dựng năng lực cho các thành viên nòng cốt của cộng đồng, các nhóm sở thích và chia sẻ kinh nghiệm về quản lý cộng đồng cho hơn 1.000 người tại 22 thôn thuộc các xã trong Dự án.

Thành lập được 27 nhóm sở thích, với 269 thành viên, tập trung vào các mô hình sinh kế tiềm năng như: Nhóm chăn nuôi lợn đen; lợn đen + gà; trồng rau; nuôi cá, vịt, dê, dưa hấu, trồng cam, kiệu.. 27 tiểu dự án đã hoàn thành (bao gồm 04 tiểu dự án về mô hình nông nghiệp và 23 tiểu dự án cho hạ tầng nhỏ). Tổng chi phí của 27 tiểu dự án đã hoàn thành là trên 3 tỉ đồng, trong đó, dự án hỗ trợ trên 68%, còn lại địa phương đóng góp trên 31% (gồm công lao động, hiện vật, tiền mặt).

Ông Hà Việt Phương, Chủ tịch UBND xã Bộc Bố chia sẻ: Hiện nay dự án đã làm xong 05 công trình gồm mương thoát nước tại thôn Khâu Đấng, kè chống xói mòn đường thôn Khuổi Bẻ; đường bê tông thôn Nà Lẩy; công trình nước sạch tự chảy thôn Nà Nghè; công trình dẫn nước tưới sản xuất cho cánh đồng Thôm Bon. Hiện nay dự án đang chuẩn bị thi công công trình phai giữ nước. Dự án cũng đã triển khai 06 mô hình sản xuất gồm trồng rau không hóa chất, chăn nuôi lợn, gà an toàn, trồng dưa hấu, nuôi dê... góp phần quan trọng giúp địa phương thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Từ nay đến tháng 9/2025, Dự án tiếp tục triển khai các hoạt động theo chương trình hoạt động của Dự án như kế hoạch./.

Xem thêm