Bài 2: Giữ vững chất lượng quả hồng Quảng Khê

Hồng không hạt Quảng Khê (Ba Bể) là loại cây ăn quả đặc sản bản địa đã có lâu năm. Trước kia, người dân trồng hồng theo lối tự phát, chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của gia đình, đến nay hồng không hạt đã từng bước trở thành sản phầm hàng hóa chiếm lĩnh trên thị trường.

Hồng không hạt Quảng Khê (Ba Bể) là loại cây ăn quả đặc sản bản địa đã có lâu năm. Trước kia, người dân trồng hồng theo lối tự phát, chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của gia đình, đến nay hồng không hạt đã từng bước trở thành sản phầm hàng hóa chiếm lĩnh trên thị trường.

Để nhân rộng diện tích, bà con tự ươm giống được lấy từ rễ của những cây đã có tuổi đời 10 năm trở lên để không ảnh hưởng nhiều đến cây mẹ và phục vụ lâu dài.
Để nhân rộng diện tích, bà con tự ươm giống được lấy từ rễ của những cây đã có tuổi đời 10 năm trở lên để không ảnh hưởng nhiều đến cây mẹ và phục vụ lâu dài.

Phát triển hồng không hạt thành hàng hóa

Hồng không hạt gắn với vùng đất Quảng Khê có lịch sử lâu đời, hiện nay vẫn còn những cây hồng trăm năm tuổi cho năng suất và chất lượng quả tốt. Để phát triển cây hồng không hạt theo hướng chuyên canh hàng hoá, xã Quảng Khê đã và đang nỗ lực khai thác mọi nguồn vốn nhằm cải tạo và trồng mới hồng không hạt, phấn đấu đến năm 2020 sẽ chăm sóc, trồng mới 50 ha hồng không hạt. Để nâng cao được cả về diện tích, năng suất, chất lượng quả, địa phương chú trọng tăng cường mở lớp tập huấn về áp dụng khoa học kỹ thuật trong việc trồng, chăm sóc cây hồng và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, không chỉ phấn đấu hoàn thành mục tiêu nghị quyết của địa phương mà còn góp phần vào thành công nghị quyết của đảng bộ huyện nâng tổng diện tích trồng hồng không hạt toàn huyện lên 500 ha vào năm 2020.

Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ cây hồng, hằng năm, xã đưa vào nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế đối với loại cây trồng này, song song với đó, tăng cường đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động bà con nhân dân cải tạo vườn tạp, tận dụng các khoảng đất trống để thực hiện mở rộng diện tích, để đưa hồng không hạt vào trồng đại trà trên toàn xã. Tích cực phối hợp với các ngành chức năng tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học công nghệ; thực hiện hỗ trợ giống, phân bón cho bà con mở rộng diện tích hồng không hạt, tạo sự yên tâm sản xuất cho bà con. Từ năm 2013 đến nay, thông qua nguồn vốn Chương trình 30a, xã Quảng Khê đã hỗ trợ cho người dân tự nhân giống hồng không hạt được gần 23 ha, với tổng kinh phí trên 340 triệu đồng. Hiệu quả kinh tế mà cây hồng không hạt đem lại trong những năm vừa qua và những nỗ lực của địa phương cho thấy, đây là hướng phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo có hiệu quả cho địa phương.

Việc nhân rộng diện tích, đưa hồng không hạt trở thành sản phẩm hàng hóa như nghị quyết đại hội xã, huyện đề ra được Đảng ủy, chính quyền và người dân xã Quảng Khê triển khai tích cực, tuy nhiên, cái khó khăn cho địa phương là chưa có nguồn vốn để đầu tư mở đường lên khu trồng hồng tập trung ở khu vực này, tuyến đường được mở sẽ giúp Quảng Khê mở rộng ra các khu: Trạng Quỷnh, Phiêng Keo liền kề với Khưa Phát, Khưa Dầy, những khu đất này rất phù hợp để trồng hồng không hạt. Khó khăn nữa là hiện nay chưa có thuốc nào trị được bệnh muội và rệp, ảnh hưởng tới chất lượng mẫu mã quả hồng...

Cần có đầu ra ổn định cho hồng không hạt

Để cây hồng không hạt là cây chủ lực xóa đói giảm nghèo, địa phương đã thực hiện hỗ trợ cây giống, phân bón và hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cho người trồng hồng, động viên bà con mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhờ đó mà diện tích hồng không hạt xã Quảng Khê đã tăng lên đáng kể. Theo bà con, hồng không hạt dễ trồng, không mất nhiều chi phí. 1 cây hồng chăm sóc đến năm thứ 3 trở đi là cho thu hoạch, 1 ha hồng năm đầu nếu sai quả có thể thu về khoảng 20 triệu đồng. Năm thứ 5 trở đi, 1 ha cho thu nhập trên 50 triệu đồng trở lên. Thế nhưng, mặc dù đã xác định hồng không hạt là cây chủ lực trong xóa đói giảm nghèo, nhưng bà con trong xã vẫn chưa yên tâm về đầu ra ổn định cho sản phẩm, bao năm qua chủ yếu phụ thuộc các tư thương nên thường bị ép giá. 

Khưa Phát được coi là xứ sở của hồng không hạt ở xã Quảng Khê với hàng chục nghìn cây hồng lớn nhỏ
Khưa Phát được coi là xứ sở của hồng không hạt ở xã Quảng Khê với những cây hồng lớn nhỏ

Chị Lường Thị Thơi, một tiểu thương chuyên thu hồng của bà con cho biết: Hồng không hạt ở Quảng Khê luôn được các tư thương ưa chuộng nhất. Mỗi vụ hồng chị thu tại một điểm tập kết ở thôn Nà Chom, xã Quảng Khê gồm sản phẩm của bà con 2 xã Quảng Khê và Đồng Phúc được khoảng trên dưới 30 tấn, chưa kể một số tiểu thương khác cùng vào khu vực này thu mua. Chị cũng khẳng định, mặc dù hồng ở đây ngon, được nhiều nơi ưa chuộng nhưng giá cả thu mua cho bà con vẫn bấp bênh vì bản thân chị cũng phụ thuộc vào tư thương dưới xuôi đặt mua.

Đồng chí Ma Nông Quản- Bí thư Đảng ủy xã Quảng Khê cho biết: Hồng không hạt Bắc Kạn là sản phẩm đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, đây là một tín hiệu vui mở ra cho người dân huyện Ba Bể nói chung, xã Quảng Khê nói riêng hướng thoát nghèo và cơ hội từng bước làm giàu. Nhưng việc tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm là mấu chốt cho việc mở rộng vùng chuyên canh cây đặc sản hồng không hạt hiện vẫn chưa có lời giải. Tìm giải pháp giúp người trồng hồng tiêu thụ ổn định, xã đã có kế hoạch thành lập tổ hợp tác hằng năm đứng ra thu mua sản phẩm hồng không hạt cho bà con bán giao cho tư thương trong và ngoài tỉnh.

Năm nay hồng ở xã Quảng Khê được mùa, quả sai trĩu cành
Năm nay Quảng Khê được mùa hồng, cây nào sai trĩu quả

Rõ ràng, không thể thiếu sự hợp tác giữa nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà quản lý, liên kết “4 nhà” để tạo cơ sở phát triển vững chắc, vì hiện nay, do chưa có đầu mối bán hàng chính thống nên tư thương chưa dám mua số lượng lớn; người trồng hồng còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, thời vụ, bấp bênh về giá và tư thương ép giá trong vấn đề được mùa, mất mùa…Trong những năm tới, để hồng không hạt thực sự trở thành cây ăn quả đặc sản chủ lực trong xóa đói giảm nghèo, đòi hỏi nỗ lực giải quyết tốt bài toán về đầu ra ổn định, cũng như việc củng cố thương hiệu cho sản phẩm, khai thác tối đa các nguồn vốn, dự án giúp người dân mở rộng diện tích. Có như vậy hồng không hạt Bắc Kạn nói chung, Ba Bể nói riêng mới phát triển mạnh theo hướng hàng hóa, góp phần giảm nghèo bền vững cho người dân./. Hết

Tùng Vân

Xem thêm