Bắc Kạn: Thực hiện và triển khai chính sách hỗ trợ về giáo dục

Trong những năm qua, toàn tỉnh đã và đang nỗ lực từng bước thực hiện chính sách về giáo dục cho con em các hộ nghèo, dân tộc thiểu số. Với mục tiêu là hỗ trợ chi phí học tập, miễn học phí theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP và tuyên truyền chính sách đến học sinh, sinh viên vay vốn tín dụng theo Quyết định số 157 của Chính phủ,  nhằm đảm bảo cho các em có điều kiện được đi học.

Trong những năm qua, toàn tỉnh đã và đang nỗ lực từng bước thực hiện chính sách về giáo dục cho con em các hộ nghèo, dân tộc thiểu số. Với mục tiêu là hỗ trợ chi phí học tập, miễn học phí theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP và tuyên truyền chính sách đến học sinh, sinh viên vay vốn tín dụng theo Quyết định số 157 của Chính phủ,  nhằm đảm bảo cho các em có điều kiện được đi học.

Học sinh Trường THCS Quảng Khê còn nhiều khó khăn.
Học sinh Trường THCS Quảng Khê còn nhiều khó khăn.

Năm học 2012-2013 toàn tỉnh Bắc Kạn có 20.332 học sinh thuộc diện được cấp miễn phí sách giáo khoa, vở viết, đồ dùng học tập ở bậc tiểu học và THCS tại các thôn, xã có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn. Được biết năm học này, mỗi học sinh được hỗ trợ 01 bộ, gồm sách giáo khoa và sách bổ trợ theo danh mục của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt tại văn bản số 519/NXBGDVN ngày 30/3/2012. Tỉnh Bắc Kạn đã được giao kế hoạch Nguồn kinh phí thực hiện từ Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo năm 2012 với số tiền trên 3 tỷ đồng cho việc hỗ trợ sách giáo khoa, sách bổ trợ và hơn 1 tỷ đồng mua học phẩm cho học sinh vùng kinh tế đặc biệt khó khăn trên địa bàn toàn tỉnh.

Sách giáo khoa chưa đến đủ đối với các em học sinh vùng đặc biệt khó khăn.
Sách giáo khoa đã đến  với các em học sinh vùng đặc biệt khó khăn.

Bên cạnh đó, Chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg là một chương trình đã tạo điều kiện giúp đỡ các học sinh, sinh viên. Qua 5 năm, chương trình đã giúp trên 6.600 hộ gia đình được vay vốn ưu đãi, giúp cho trên 7.800 học sinh sinh viên theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp. Có được kết quả này, bên cạnh sự chỉ đạo sát sao của tỉnh, sự phối hợp của các ban ngành địa phương còn phải kể đến vai trò của các điểm giao dịch của Ngân hàng Chính sách - Xã hội tại 122 xã, phường, thị trấn cũng như các Tổ tiết kiệm và vay vốn tại các thôn, tổ. Thông qua các Tổ tiết kiệm và vay vốn, Ngân hàng Chính sách - Xã hội đã kịp thời nắm bắt nhu cầu vay vốn của các hộ gia đình có con em đi học. Bên cạnh đó, việc giải ngân cho vay tại điểm giao dịch xã, chuyển tiền miễn phí cho học sinh sinh viên cũng giúp các hộ dân tiết giảm chi phí, thời gian đi lại…Qua 5 năm thực hiện, doanh số cho vay toàn tỉnh thực hiện được 112.680 triệu đồng. Doanh số thu nợ đạt 15.260 triệu đồng. Tổng dư nợ tính đến 30/9/2012 đạt 96.007 triệu đồng. Số khách hàng còn dư nợ là 6.618 hộ; số học sinh sinh viên còn dư nợ là 7.819 em; dư nợ bình quân là 12,3 triệu đồng/học sinh, sinh viên. Tổng dư nợ quá hạn là 339 triệu đồng.


Mặc dù toàn tỉnh đã và đang từng bước thực hiện và triển khai các chính sách cho các đối tượng học sinh, sinh viên vùng đặc biệt khó khăn. Việc cấp sách giáo khoa vẫn còn chậm trong nhiều năm qua. Đồng thời việc triển khai Chương trình cho vay vốn vẫn còn những hạn chế nhất định. Ở một số địa phương, việc triển khai Chương trình còn chậm, chưa đồng bộ; các cán bộ làm ủy thác, cán bộ UBND xã, phường, thị trấn chưa nắm bắt đầy đủ quy trình thực hiện. Bên cạnh đó, việc xác nhận cho học sinh, sinh viên còn nhiều trường hợp sai sót, ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian hoàn thiện hồ sơ vay vốn cũng như quá trình học tập của học sinh, sinh viên.

Để tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình trong những năm tiếp theo, tỉnh Bắc Kạn đã đưa ra những giải pháp cụ thể, trong đó tiếp tục chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền; tăng cường sự phối hợp giữa các ban ngành để nắm bắt kịp thời số học sinh trúng tuyển, có kế hoạch cân đối nguồn vốn đáp ứng nhu cầu của các địa phương; thực hiện tốt công tác bình xét vay vốn cũng như công tác kiểm tra, giám sát, đảm bảo nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích, phát huy hiệu quả tối đa. Trong những năm tới, toàn tỉnh phấn đấu hàng năm tăng trưởng từ 10 đến 15% dư nợ Chương trình; duy trì tỷ lệ dư nợ quá hạn dưới 1%; giải ngân đạt 100% đến tất cả các đối tượng được vay vốn.


Đồng chí Phạm Lê Ngà-Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết: Triển khai chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo 2012-2015 gắn với thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội. Đặc biệt tiếp tục triển khai một số chính sách phát triển GDMN giai đoạn 2011-2015. Phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách miễn, giảm học phí, chính sách tín dụng học sinh, sinh viên nhằm đảm bảo học sinh, sinh viên thuộc diện chính sách, hoàn cảnh khó khăn có khả năng học tập đều được đi học. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa giáo dục, triển khai thực hiện các giải pháp xã hội hóa giáo dục giai đoạn 2012-2015.


Lưu Bích

Xem thêm