Ba Bể tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Để thực hiện mục tiêu hằng năm đề ra về sản xuất nông - lâm nghiệp, giảm hộ nghèo nhanh và bền vững, những năm trở lại đây, huyện Ba Bể đã chỉ đạo ngành chuyên môn đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn nông dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; đưa những loại cây trồng hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất thành hàng hóa; tìm kiếm thị trường cho sản phẩm.

Để thực hiện mục tiêu hằng năm đề ra về sản xuất nông - lâm nghiệp, giảm hộ nghèo nhanh và bền vững, những năm trở lại đây, huyện Ba Bể đã chỉ đạo ngành chuyên môn đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn nông dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; đưa những loại cây trồng hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất thành hàng hóa; tìm kiếm thị trường cho sản phẩm.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hiệu quả nhiều loại cây trồng không chỉ tăng năng suất mà chất lượng cũng ngày càng  nâng cao.
Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hiệu quả nhiều loại cây trồng không chỉ tăng năng suất mà chất lượng cũng ngày càng nâng cao.

Trước tiên, huyện đã chỉ đạo từng địa phương tích cực công tác tuyên truyền, vận động để nhằm nâng cao nhận thức của người dân về việc làm quen với khoa học kỹ thuật; mạnh dạn nuôi, trồng thử nghiệm các loại giống cây, con mới hiệu quả kinh tế cao để từng bước nâng năng xuất sản lượng cây trồng, vật nuôi, các chương trình, dự án, khuyến nông - khuyến ngư thực hiện có hiệu quả… Nhiều năm trở lại đây, ngành chuyên môn huyện Ba Bể đã xây dựng thành công nhiều mô hình trình diễn, các ô mẫu thử nghiệm về chăn nuôi, trồng trọt như: Mô hình thâm canh lúa, ngô lai vào vùng lương thực khó khăn; mô hình giống lúa chất lượng cao, đỗ tương giống mới, mô hình trồng rau an toàn sinh học, trồng hoa, trúc sào, măng bát độ, mô hình thảo quả, na dai; mô hình nuôi gà an toàn sinh học, gà mông, gà thả vườn, lợn hướng nạc, vỗ béo trâu, bò, cải tạo đàn bò theo hướng bán thâm canh bò thịt; nuôi cá lồng, cá ruộng...

Từ việc tích cực khảo nghiệm, đến nay, nhận thức của người dân ngày càng được nâng lên, các loại cây trồng, vật nuôi, sản xuất thành hàng hóa. Chỉ tính riêng năm 2012, Trạm Khuyến nông huyện đã triển khai mới nhiều mô hình rất thành công như: Thâm canh giống lúa thuần bằng công cụ sạ hàng; trồng cây sa nhân tím dưới tán rừng; nuôi cá rô phi…

Việc khảo nghiệm, đưa các giống lúa mới vào sản xuất đi đôi với việc áp dụng đồng bộ kỹ thuật về quy trình chăm sóc theo nguyên tắc “ba giảm, ba tăng” giảm giống, giảm phân bón thừa, giảm thuốc bảo vệ thực vật; tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế”. Vì thế, các loại vật nuôi, cây trồng sinh trưởng độ đồng đều cao, năng suất năm sau cao hơn năm trước. Thời điểm năm 2005, cây lúa đạt 40 tạ/ha, năm 2012, một số giống lúa mới sau khi đã thực hiện mô hình được đưa vào trồng đại trà đạt trên 60 tạ/ha; cây ngô tăng từ 28 tạ/ha lên hơn 55 tạ/ha. Sản lượng lương thực có hạt tăng từ 19.433 tấn lên trên 28 nghìn tấn năm 2012. Nâng hệ số sử dụng đất từ 1,67 (năm 2001) lên 1,86 (năm 2011). Bình quân lương thực đầu người năm đạt 600kg/người/năm.

Có được bước chuyển biến này là nhờ huyện đã chú trọng công tác công nghiệp hóa về kỹ thuật trong sản xuất; bà con nông dân đã thực hiện đúng quy trình, từ khâu làm đất, chăm sóc, bón phân cân đối đến việc phòng trừ sâu bệnh. Đến nay, hầu hết bà con nông dân ngày càng coi trọng cơ cấu chuyển đổi giống; sau khi tham gia các lớp tập huấn, được áp dụng ngay vào thực tế, không phải học rồi bỏ quên kiến thức như trước kia. Bằng hình thức cầm tay chỉ việc, những mô hình khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao khoa học kỹ thuật hằng năm được ngành chuyên môn tăng cường. Nếu như trước đây coi trọng yếu tố tăng năng suất thì nay năng suất đi liền với kỹ thuật phù hợp từng loại cây, con. Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi đã thúc đẩy nền nông nghiệp của huyện ngày càng phát triển. Hiệu quả mang lại trong việc ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất nông nghiệp ở Ba Bể làm tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích; gia súc, gia cầm ít dịch bệnh; tăng trọng lượng, đa dạng chủng loại. Qua đó, đã làm thay đổi một phần nhận thức, phong tục tập quán canh tác cũ và biết tiếp cận thị trường của người dân… thực sự là đòn bẩy góp phần thúc đẩy tiến độ mục tiêu nghị quyết đảng bộ huyện đề ra trong công tác giảm nghèo bền vững ở địa phương./.

Tùng Vân

Xem thêm