Y tế và sức khỏe cộng đồng

Chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 năm 2021 - 2022

Để đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho người dân, đặc biệt là các đối tượng nguy cơ cao, tiến tới đạt mục tiêu miễn dịch cộng đồng, tỉnh Bắc Kạn đã có kế hoạch triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 năm 2021-2022 trên địa bàn.

<span style="font-size:14pt"><span style="line-height:115%"><span style="font-family:&quot;Times New Roman&quot;,serif">Tiêm vắc xin phòng Covid-19 tại điểm tiêm Bệnh viện Đa khoa tỉnh.</span></span></span>
Tiêm vắc xin phòng Covid-19 tại điểm tiêm Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Mục tiêu của Kế hoạch: Tiếp nhận và sử dụng 100% số liều vắc xin phòng Covid-19 được Bộ Y tế cấp và các nguồn khác của tỉnh để tiêm cho người dân theo thứ tự ưu tiên do Ban Chỉ đạo chiến dịch tiêm vắc xin Covid-19 quyết định. Tối thiểu 50% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm vắc xin phòng Covid-19 trong năm 2021; trên 70% dân số được tiêm vắc xin phòng Covid-19 đến hết quý I năm 2022. Đảm bảo an toàn, hiệu quả trong quá trình triển khai các chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19.

Yêu cầu của chiến dịch: Tổ chức tiêm chủng nhanh nhất, an toàn nhất trên địa bàn toàn tỉnh (Dự kiến tiêm 8.000 đến 10.000 liều/ngày nếu có đủ vắc xin). Đảm bảo giãn cách, không tập trung đông người trong cùng một thời gian, một điểm tiêm chủng; đảm bảo chất lượng tiêm chủng, đúng tiến độ và công bằng, minh bạch, công khai cho đối tượng được tiêm biết. Huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị tham gia. 

Đối tượng tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 là toàn bộ người dân trong độ tuổi có chỉ định sử dụng vắc xin theo khuyến cáo của nhà sản xuất, trong đó ưu tiên cho lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch và lực lượng tuyến đầu trong thúc đẩy, phát triển kinh tế, các đối tượng mắc bệnh mãn tính.

Thời gian thực hiện: Từ tháng 7/2021 đến tháng 4/2022. Các trung tâm y tế huyện, thành phố, Bệnh viện Đa khoa tỉnh ngay sau khi nhận được vắc xin phải thông báo kịp thời về thời gian địa điểm cho đối tượng tiêm và triển khai tiêm theo quy định.

Phạm vi thực hiện và địa điểm tiêm chủng: Tổ chức tại các điểm tiêm chủng cố định trong tỉnh đã đủ điều kiện tiêm chủng, gồm: 108 trạm y tế, 08 trung tâm y tế tuyến huyện/thành phố, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh; tổ chức các điểm tiêm chủng lưu động để triển khai tiêm chủng tại khu công nghiệp, nhà máy, các cơ quan, trường học có nhiều đối tượng tiêm hoặc có thể tổ chức các điểm tiêm ngoại trạm y tế đối với các thôn bản xa trạm y tế từ 8km trở lên.

Dựa theo số lượng vắc xin được cung ứng, tình hình dịch trên địa bàn, Ban Chỉ đạo chiến dịch tiêm chủng cấp tỉnh, cấp huyện, thành phố quyết định các hình thức triển khai tiêm chủng. Trong đó ưu tiên triển khai hình thức tổ chức tại các điểm tiêm chủng công lập cố định kết hợp với tiêm lưu động. Trong trường hợp cần thiết sẽ huy động sự tham gia của các cơ sở tiêm chủng dịch vụ ngoài công lập.

Để triển khai Chiến dịch vắc xin phòng Covid-19 đạt hiệu quả, các hoạt động truyền thông cần triển khai đa dạng với nhiều hình thức trực tiếp tại cộng đồng và gián tiếp trên phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống đài phát thanh, mạng xã hội nhằm nâng cao nhận thức, chia sẻ thông tin và vận động người dân, huy động xã hội tham gia tiêm chủng. Chủ động xây dựng các phương án kịp thời ứng phó với sự cố truyền thông về tiêm chủng nếu xảy ra. Nội dung truyền thông, tập trung vào mục đích, ý nghĩa, hiệu quả của việc tiêm vắc xin phòng Covid-19; mục tiêu, đối tượng, địa bàn, phương thức triển khai tiêm vắc xin; chỉ định, chống chỉ định của vắc xin, phản ứng có thể gặp phải và hướng dẫn cách xử lý các phản ứng không mong muốn sau tiêm chủng; hướng dẫn cài đặt sổ sức khỏe điện tử, cách thức đăng ký tiêm vắc xin.../.

Phương Thào (CDC)

Xem thêm