Ngân Sơn chú trọng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Xác định chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo, những năm qua, huyện Ngân Sơn đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, chính sách hỗ trợ về đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn và đạt được nhiều kết quả quan trọng.

<span style="font-size:14px;"><span style="font-family:Arial,Helvetica,sans-serif;"><span style="line-height:115%"><b>Hơn 70% lao động sau đào tạo nghề đã ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất, tự tạo việc làm, tăng thu nhập. (Trong ảnh: Mô hình trồng bí thơm trên đất ruộng của gia đình anh Long Văn Toàn, xã Hiệp Lực)</b></span></span></span>
Mô hình trồng bí xanh thơm trên đất ruộng của gia đình anh Long Văn Toàn, xã Hiệp Lực.

Đồng chí Nguyễn Trọng Lăng- Phó Chủ tịch UBND huyện Ngân Sơn cho biết: "Là huyện nghèo, trình độ dân trí người dân chưa cao nên vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn luôn được huyện Ngân Sơn xác định là nhiệm vụ trọng tâm để xóa đói, giảm nghèo. Vì vậy, huyện tập trung chỉ đạo tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề, thực hiện các đề án hỗ trợ phát triển sản xuất, thay đổi nhận thức từ thói quen lao động nhỏ lẻ trong sản xuất nông nghiệp đến mạnh dạn ứng dụng những kiến thức, kỹ thuật thông qua các lớp tập huấn, chương trình đào tạo nghề để đem lại hiệu quả cao trong sản xuất, kinh doanh".

Từ nguồn ngân sách Trung ương và địa phương, giai đoạn 2015 – 2020, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện và các đơn vị tổ chức dạy nghề đã tổ chức đào tạo được 57 lớp với hơn 2.200 lao động nông thôn với 02 trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 03 tháng. Qua đó, đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo của huyện đạt hơn 30%; trên 70% lao động sau học nghề đã biết cách tiếp cận, vận dụng kiến thức, kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh, tăng năng suất lao động, tạo việc làm tại chỗ.

Mỗi khi địa phương mở lớp tập huấn khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, anh Long Văn Toàn, thôn Nà Nạc, xã Hiệp Lực đều đăng ký tham gia. "Kinh tế gia đình chủ yếu phụ thuộc vào mấy nghìn mét vuông ruộng. Trước đây canh tác theo phương pháp truyền thống thì chỉ đủ ăn chứ không dư giả, từ khi tiếp cận khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thâm canh tăng vụ, năng suất, sản lượng đều tăng. Một năm gia đình tôi có thu nhập hơn trăm triệu đồng, cuộc sống khấm khá hơn", anh Toàn chia sẻ.

Cùng với tập trung đào tạo nghề cho lao động nông thôn, huyện Ngân Sơn tăng cường triển khai và tuyên truyền chính sách cho vay hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài, phối hợp với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động tổ chức tư vấn, tuyển chọn lao động đi làm việc ở nước ngoài… Hiện, huyện quản lý tổng dư nợ vốn vay giải quyết việc làm từ Quỹ quốc gia việc làm hơn 5 tỷ đồng, giới thiệu 7 doanh nghiệp tuyển lao động đi làm việc ở nước ngoài và giải quyết được 17 lao động ra nước ngoài lao động theo hợp đồng có thời hạn.

Nhằm tạo sự đồng bộ trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn, huyện đã chỉ đạo các cơ sở đào tạo nghề phối hợp chặt chẽ với các tổ chức Hội để thu hút lao động là thanh niên, phụ nữ, nông dân các xã, thị trấn tham gia; ưu tiên những đối tượng lao động là con em gia đình chính sách, người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số. Nhờ chú trọng gắn công tác đào tạo nghề với nhu cầu thực tiễn từng địa phương và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm dần qua từng năm (mỗi năm giảm 3% - 4%). Nhiều ngành nghề được đào tạo đã phát huy hiệu quả rõ rệt, giúp nâng cao đời sống của người dân. Đây chính là điều kiện quan trọng để huyện tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng đào tào nghề và chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu trong những năm tới.

Để tiếp tục nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn, thời gian tới, huyện Ngân Sơn tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác đào tạo nghề; đẩy mạnh xã hội hóa, gắn kết doanh nghiệp, các cơ sở sử dụng lao động với các cơ sở đào tạo nghề; tạo điều kiện để đội ngũ giáo viên dạy nghề tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; khảo sát nhu cầu học nghề của người dân để đào tạo đúng nghề, đúng nguyện vọng, phù hợp với thế mạnh của từng địa phương. Huyện phấn đấu đến năm 2025 giải quyết việc làm mới cho 2.000 lao động; số lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt trên 50%; số lao động được đào tạo và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mỗi năm khoảng 1.250 người.../.

Hà Nhung

Xem thêm