Khu công nghiệp Thanh Bình làm tốt công tác mời gọi đầu tư

Khu công nghiệp Thanh Bình (Chợ Mới) có tổng diện tích hơn 70ha, đến nay chính thức được lấp đầy đầu tư với các nhà máy chế biến gỗ, sơ chế hoa quả, chế biến khoáng sản, tạo việc làm cho gần 1.000 lao động địa phương.

Khu công nghiệp Thanh Bình (Chợ Mới) có tổng diện tích hơn 70ha, đến nay chính thức được lấp đầy đầu tư với các nhà máy chế biến gỗ, sơ chế hoa quả, chế biến khoáng sản, tạo việc làm cho gần 1.000 lao động địa phương.

hoạt động chế biến gỗ của  Công ty TNHH Le Chen Wood VN tại KCN Thanh Bình
Hoạt động sản xuất của Công ty TNHH Le Chen Wood VN tại KCN Thanh Bình.

Để có được các nhà đầu tư đủ năng lực, Ban Quản lý các khu công nghiệp (BQL các KCN) tỉnh đã có những thay đổi trong việc mời gọi đầu tư. Ông Nông Đình Huân- Phó trưởng BQL các KCN tỉnh cho biết: "BQL đã định hướng thu hút đầu tư trong lĩnh vực chế biến những sản phẩm mà Bắc Kạn có nguyên liệu như: Gỗ, khoáng sản, nông sản, tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp, chia sẻ những thông tin về KCN, nguồn nguyên liệu chế biến... Điều quan trọng là phải tìm được nhà đầu tư đủ tâm, đủ tầm".

Để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, KCN có các bộ phận tiếp nhận, hướng dẫn các thủ tục đầu tư liên quan đến các sở, ngành của tỉnh, chủ động trao đổi với các cơ quan liên quan, đảm bảo các thủ tục được triển khai kịp thời, đây là các bước quan trọng để nhà đầu tư sớm được giao mặt bằng. Hiện nay các doanh nghiệp đang hoạt động tại KCN Thanh Bình chủ yếu là vừa và nhỏ.

Đánh giá về sự hài lòng khi đến đầu tư tại KCN Thanh Bình, ông Nguyễn Văn Nam- Giám đốc Công ty TNHH sản xuất và thương mại Hồng Ngọc cho biết: "Ngay từ ngày đầu đến tìm hiểu đầu tư, chúng tôi đã nhận được sự chào đón nhiệt thành của BQL các KCN tỉnh. Trong công tác chuẩn bị đầu tư, chúng tôi được BQL quan tâm tạo điều kiện tốt nhất, như: Hỗ trợ kết nối làm các thủ tục để được cấp đất, thủ tục xây dựng nhà máy, kết nối nguồn nguyên liệu và tuyển dụng lao động. Công ty đã thực hiện khảo sát đánh giá chất lượng rừng trồng của Bắc Kạn trước khi xin chủ trương đầu tư nhà máy chế biến gỗ. Hiện nhà máy đã nâng công suất chế biến, mỗi ngày tiêu thụ khoảng 3.000m3 gỗ các loại, sử dụng 200 lao động địa phương với mức lương trung bình từ 5 đến 8 triệu đồng/người"

Nhà máy misaki Nhật
Sơ chế quả mơ tại Công ty TNHH Việt Nam Misaki ở KCN Thanh Bình.

Bà Hoàng Thị Lập - Giám đốc Công ty TNHH Việt Nam Misaki cho biết: Bắc Kạn có lợi thế trong sản xuất nông nghiệp, tỉnh cũng có nhiều chính sách ưu đãi phát triển sản xuất trong lĩnh vực này. Công ty bước đầu làm cầu nối giữa các hộ dân, hợp tác xã để bao tiêu xuất khẩu nông sản. Hiện nay, đã có nhiều mặt hàng nông sản của tỉnh được chế biến, xuất khẩu đi Nhật Bản như quả mơ, măng, rau cải…".

Sau hàng chục năm đi vào hoạt động, đến nay KCN Thanh Bình chính thức được lấp đầy đầu tư, từng bước hoạt động có hiệu quả. Khi các nhà máy đi vào hoạt động, không chỉ đầu ra của gỗ rừng trồng và nông sản ổn định, mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương./.

Trần Tuyến

Xem thêm