Sự kiện giải phóng Bắc Kạn có ý nghĩa lịch sử to lớn

Nhân dịp kỷ niệm 74 năm cách mạng tháng Tám và Quốc khánh mùng 2/9; 50 năm thực hiện Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chiều 23/8, Tỉnh ủy Bắc Kạn tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Dấu ấn tự hào-70 năm Ngày giải phóng tỉnh Bắc Kạn (24/8/1949- 24/8/2019)”. Tại Hội thảo đã có nhiều tham luận, ý kiến phát biểu... một lần nữa tiếp tục khẳng định ý nghĩa lịch sử sự kiện giải phóng Bắc Kạn (24/8/1949).

Nhân dịp kỷ niệm 74 năm cách mạng tháng Tám và Quốc khánh mùng 2/9; 50 năm thực hiện Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chiều 23/8, Tỉnh ủy Bắc Kạn tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Dấu ấn tự hào-70 năm Ngày giải phóng tỉnh Bắc Kạn (24/8/1949- 24/8/2019)”. Tại Hội thảo đã có nhiều tham luận, ý kiến phát biểu... một lần nữa tiếp tục khẳng định ý nghĩa lịch sử sự kiện giải phóng Bắc Kạn (24/8/1949).

Đại tá Phạm Anh Tuấn, Chủ nhiệm bộ môn Lịch sử Quân sự, Viện Lịch sử Quân sự, Bộ Quốc phòng: Quân và dân Bắc Kạn tích cực tiến công, tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch, tiến lên giải phóng hoàn toàn tỉnh Bắc Kạn:

Đại tá Phạm Anh Tuấn, Chủ nhiệm bộ môn Lịch sử Quân sự, Viện Lịch sử Quân sự, Bộ Quốc Phòng: Quân và dân Bắc Kạn tích cực tiến công, tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch, tiến lên giải phóng hoàn toàn tỉnh Bắc Kạn.
Đại tá Phạm Anh Tuấn, Chủ nhiệm bộ môn Lịch sử Quân sự, Viện Lịch sử Quân sự, Bộ Quốc phòng.

Bắc Kạn là nơi có “địa lợi, nhân hòa” với thế chiến lược “tiến có thể đánh, lui có thể giữ”. Với đặc điểm như vậy, Bắc Kạn là một trong những tỉnh được Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm căn cứ địa, hậu phương kháng chiến, là chỗ đứng chân của các cơ quan Trung ương, địa điểm xây dựng các kho tàng, công xưởng, nơi tập kết các đơn vị quân đội và đón tiếp hàng vạn đồng bào từ các tỉnh miền xuôi tản cư lên. Sau ngày cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ (19/12/1946), đầu năm 1947, Tỉnh đội bộ dân quân tỉnh Bắc Kạn được thành lập, đồng thời, cơ quan chỉ huy dân quân, tự vệ các cấp được kiện toàn. Đến đầu tháng 7/1947, toàn tỉnh đã củng cố và xây dựng được 17 đại đội, một số địa bàn trọng yếu như thị xã Bắc Kạn, thị trấn Chợ Mới, Chợ Rã, Chợ Đồn, Phủ Thông đã xây dựng các đơn vị vũ trang thoát ly, được trang bị vũ khí, huấn luyện… Hầu hết các xã đều có các trung đội hoặc đại đội dân quân xã hoặc liên xã. Thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, Đảng bộ tỉnh đặc biệt chú trọng việc vũ trang toàn dân, xây dựng dân quân, du kích vừa sản xuất, vừa chiến đấu và phục vụ chiến đấu…. sau gần 2 năm kiên cường chiến đấu, ngày 9/8/1949, quân địch đóng tại thị xã Bắc Kạn rút chạy lên Cao Bằng. Quân ta truy kích, tiêu diệt hơn 100 tên, phá hủy 15 xe quân sự địch ở Bằng Khẩu (Ngân Sơn). Với chiến thắng này, quân và dân ta đã đập tan hoàn toàn âm mưu chiếm đóng Bắc Kạn của địch. Ngày 11/8/1949, quân Pháp rút khỏi Phủ Thông, Nà Phặc; ngày 13/8 rút khỏi Ngân Sơn, Bằng Khẩu. Tỉnh Bắc Kạn được hoàn toàn giải phóng. Ngày 24/8/1949, tại sân bay Cầu Phà (thị xã Bắc Kạn), Tỉnh ủy, Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh tổ chức mít tinh chào mừng tỉnh Bắc Kạn được giải phóng. Đó là kết quả quá trình chiến đấu kiên cường của quân và dân Bắc Kạn cùng các lực lượng vũ trang trên địa bàn trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, từng bước tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch, buộc chúng phải rút chạy. Quê hương được hoàn toàn giải phóng, đồng bào các dân tộc Bắc Kạn có điều kiện thực hiện nhiệm vụ của một tỉnh hậu phương, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Đồng chí Hoàng Ngọc Đường, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Kạn: Cần làm tốt việc giáo dục truyền thống quê hương cho các thế hệ về sau.

Đồng chí Hoàng Ngọc Đường, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Kạn
Đồng chí Hoàng Ngọc Đường, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Kạn

Để mãi mãi các thế hệ tự hào về quê hương Bắc Kạn, chúng ta cần phải làm tốt hơn nữa việc giáo dục truyền thống quê hương thông qua việc giáo dục trong các trường phổ thông, bằng việc giảng dạy tích hợp văn học, địa lí và lịch sử địa phương, kết hợp với chương trình ngoại khóa tham quan các di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng của địa phương. Muốn vậy phải nhanh chóng soạn thảo tài liệu giáo trình tích hợp chuẩn xác, khoa học và hấp dẫn, phục vụ cho việc giảng dạy và xây dựng chương trình ngoại khóa dã ngoại với cấp học. Để lớp lớp thế hệ mai sau luôn biết, hiểu và tự hào về truyền thống cách mạnh của quê hương. Tự hào là nơi chính quyền cấp huyện đầu tiên của cách mạng được thành lập, nơi các đồng chí lãnh đạo Đảng, nhà nước và các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn để lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp và đặc biệt là tỉnh đầu tiên được giải phóng vào ngày 24/8/1949….

Đồng chí Nguyễn Quân, nguyên Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Bắc Kạn, nguyên cán bộ Ban Hậu cần Trung đoàn 72: Trung Đoàn 72 góp phần đẩy mạnh hoạt động quân sự, giải phóng toàn tỉnh.

Đồng chí Nguyễn Quân, nguyên Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Bắc Kạn, nguyên cán bộ Ban Hậu cần Trung đoàn 72
Đồng chí Nguyễn Quân, nguyên Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Bắc Kạn, nguyên cán bộ Ban Hậu cần Trung đoàn 72

Trung đoàn 72 là một trong 3 trung đoàn của chiến khu I, thành lập ngày 22/5/1946. Biên chế gồm Trung đoàn bộ và 3 tiểu đoàn: 43, 49, 55. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Trung đoàn đóng quân tại Thị xã Thái Nguyên huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu, nếu quân Pháp tiến công lên Việt Bắc; riêng tiểu đoàn 49 đóng quân tại Thị xã Bắc Kạn huấn luyện tân binh. Ngày 07/10/1947, quân Pháp tiến công quy mô lớn lên Việt Bắc, nhằm bao vây tiêu diệt căn cứ địa kháng chiến của ta; Trung đoàn 72 được lệnh lên chiến đấu trên chiến trường Bắc Kạn, thực hiện phương châm “Đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung”. Việc phân tán thành Đại đội độc lập trực tiếp xuống chiến đấu tại các huyện là phù hợp với tình hình thực tế của địa phương lúc bấy giờ. Nhờ đó mà nhanh chóng ổn định tình hình, di chuyển các cơ quan, kho tàng, công binh xưởng vào nơi an toàn. Củng cố các đơn vị du kích, phát triển thêm các đơn vị du kích thôn, xã, làm tăng thêm số người cầm súng đánh địch, thực hiện được yêu cầu nhiệm vụ là bao vây, quấy rối và liên tục tổ chức đánh địch. Các huyện, thành lập trung đội du kích tập trung; Tỉnh đội thành lập đại đội Ba Bể (25/11/1947). Phát động phong trào toàn dân đánh giặc, chiến tranh du kích mở rộng trong toàn tỉnh… Trước sự tấn công liên tục của ta, ngày 13/11 đến 16/11/1947 buộc địch phải rút một số vị trí quan trọng: Chợ Mới, Chợ Đồn, Chợ Rã. Ngày 19/12/1947, Pháp tuyên bố kết thúc cuộc tiến công lên Việt Bắc. Chiến thắng Việt Bắc-Thu đông 1947 đã đưa cuộc kháng chiến của ta chuyển sang giai đoạn mới. Sau thất bại Thu-Đông 1947, quân Pháp tại Bắc Kạn tổ chức thay quân, nhằm củng cố hành lang chiếm đóng trên Quốc lộ 3, uy hiếp khu căn cứ kháng chiến… Trung đoàn 72 cùng các đơn vị của Bộ và Dân quân du kích đã bố trí nhiều trận địa mìn, địa lôi trên Quốc lộ 3, tổ chức nhiều trận đánh phục kích, tấn công, truy kích cùng quân và dân Bắc Kạn khiến cho lính Pháp rút chạy khỏi Bắc Kạn, Bắc Kạn trở thành tỉnh đầu tiên trong cuộc trường kỳ kháng chiến hoàn toàn giải phóng…

PGS.TS Đinh Quang Hải, Viện trưởng Viện Sử học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam: Ý nghĩa sự kiện giải phóng tỉnh Bắc Kạn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh trong giai đoạn hiện nay:

PGS.TS Đinh Quang Hải, Viện trưởng Viên sử học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam:
PGS.TS Đinh Quang Hải, Viện trưởng Viện Sử học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam:

Những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bắc Kạn giành được từ sau ngày Bắc Kạn giải phóng đến kết thúc cuộc kháng chiến  chống thực dân Pháp bắt nguồn từ nhiều yếu tố, trong đó sự kiện giải phóng tỉnh Bắc Kạn ngày 24/8/1949 là một trong những nhân tố có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bởi xuất phát từ tiền đề đó, cùng với chủ trương, đường lối đúng đắn, Tỉnh ủy Bắc Kạn đã lãnh đạo nhân dân các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ và biết bao thử thách để đạt được những thành tựu mới to lớn trong toàn bộ tiến trình của cuộc kháng chiến, nhất là trong giai đoạn cuối cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Từ thực tiễn xây dựng và phát triển tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn này đã để lại một số bài học kinh nghiệm quý báu, góp phần giúp cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn vận dụng sáng tạo trong công cuộc xây dựng và  phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh của tỉnh Bắc Kạn trong thời kỳ đất nước Đổi mới và hội nhập quốc tế, thời kỳ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với tinh thần Đổi mới, sáng tạo và phát triển, thực hiện chủ trương “không ai bị bỏ lại phía sau”. Từ đó có thể nêu lên một số bài học kinh nghiệm: Phải luôn quán triệt sâu sắc mọi chủ trương, đường lối của Đảng vào thực tiễn của Bắc Kạn. Cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn phải luôn xác định “phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Ðảng là nhiệm vụ then chốt” để xây dựng, phát triển tỉnh Bắc Kạn một cách toàn diện. Đặc biệt chú trọng tới công tác bảo vệ chính trị, giữ vững quốc phòng, an ninh, coi đó là nhiệm vụ có ý nghĩa sống còn để xây dựng tỉnh được ổn định và phát triển vững chắc. Không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; củng cố xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, từng bước nâng cao đời sống vật chất và văn hóa tinh thần cho nhân dân, tăng cường khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương để xây dựng địa phương ngày càng giàu mạnh và phát triển bền vững…/.

Nông Vui

Xem thêm