Trung đoàn 72 trên chiến trường Bắc Kạn

 Trung đoàn 23 (phiên hiệu trước của Trung đoàn 72) được thành lập theo sắc lệnh 71/SL đổi tên Vệ Quốc Đoàn thành Quân đội Quốc gia Việt Nam ngày 22-5-1946. Trung đoàn được đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ huy của Đảng ủy và Bộ chỉ huy Chiến khu I. Trung đoàn có nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ 2 tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn. Do đó, Trung đoàn có 2 tiểu đoàn và trung đoàn bộ đóng ở Thái Nguyên và một tiểu đoàn đang huấn luyện tân binh đóng ở Bắc Kạn.

 Trung đoàn 23 (phiên hiệu trước của Trung đoàn 72) được thành lập theo sắc lệnh 71/SL đổi tên Vệ Quốc Đoàn thành Quân đội Quốc gia Việt Nam ngày 22-5-1946. Trung đoàn được đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ huy của Đảng ủy và Bộ chỉ huy Chiến khu I. Trung đoàn có nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ 2 tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn. Do đó, Trung đoàn có 2 tiểu đoàn và trung đoàn bộ đóng ở Thái Nguyên và một tiểu đoàn đang huấn luyện tân binh đóng ở Bắc Kạn.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn và đoàn cựu chiến binh Trung đoàn 72 chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Việt Cường.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn và đoàn cựu chiến binh Trung đoàn 72 chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Việt Cường.

Ngay từ ngày 7-10-1947, thực dân Pháp nhảy dù chiếm thị xã Bắc Kạn và thị trấn Chợ Mới, toàn trung đoàn được điều lên chiến đấu trên chiến trường Bắc Kạn và từ đó trung đoàn mang tên Trung đoàn 72 Bắc Kạn.

Chiến trường Bắc Kạn là một chiến trường đặc biệt gian khổ thời bấy giờ, với địa hình hiểm trở, thời tiết khắc nhiệt, thiếu thốn mọi bề. Nếu so sánh lực lượng giữa ta và địch quá chênh lệch, nhưng với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chiến khu I và tỉnh Bắc Kạn, sự giúp đỡ đùm bọc, hiệp đồng tác chiến của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, trung đoàn 72 đã vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.

Chỉ trong một thời gian ngắn, sau khi Trung đoàn 72 có mặt tại Bắc Kạn, tình hình địa phương đi vào ổn định, tiếng súng đánh địch của đơn vị bộ đội và dân quân du kích vang lên khắp mọi nơi, động viên khích lệ quân và dân trong tỉnh đứng lên đánh địch.

Các trận đánh của Trung đoàn 72 đã góp phần cùng quân và dân các tỉnh Bắc Kạn, Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang, làm nên chiến thắng Việt Bắc Thu-Đông 1947: Ngày 19-12-1947, quân Pháp buộc phải kết thúc chiến dịch, đại bộ phận quân của chúng phải rút khỏi Việt Bắc. Chiến thắng Việt Bắc Thu-Đông 1947 có ý nghĩa chiến lược to lớn. Quân và dân ta đã tiêu diệt được một bộ phận quan trọng sinh lực địch, phá tan âm mưu “Đánh nhanh, giải quyết nhanh” của chúng, tạo điều kiện đưa cuộc kháng chiến của nhân dân ta sang giai đoạn mới.

Một thành tích nữa của Trung đoàn 72 là đã đưa được một đội ngũ cán bộ chiến sĩ là thanh niên lần đầu tiên được thử lửa trong chiến đấu, rèn luyện họ trưởng thành. Sau khi Bắc Kạn được giải phóng, họ tiếp tục con đường binh nghiệp cách mạng của mình ở các đơn vị khác vẫn tiếp tục phát huy truyền thống khắc phục khó khăn, chịu đựng gian khổ, dũng cảm chiến đấu của Trung đoàn 72 trên chiến trường Bắc Kạn. Đội ngũ này đã trưởng thành nhiều đồng chí đã trở thành tướng lĩnh trong các đơn vị Quân đội nhân dân Việt Nam, Công an nhân dân Việt Nam; những đồng chí được chuyển ngành ra ngoài quân đội cũng đều được giao những vị trí quan trọng trong các cơ quan của Đảng, nhà nước.

Ngày 24-8-1949, trong lễ Chiến thắng, Bác Hồ gửi thư cho nhân dân, cán bộ và lực lượng vũ trang nhân Bắc Kạn có đoạn viết: “Tôi thay mặt Chính phủ gửi lời thân ái khen ngợi bộ đội và dân quân du kích cùng đồng bào Bắc Kạn. Tôi gửi lời an ủi đồng bào thị xã Bắc Kạn đã được trở về trong cánh tay yêu mến của Tổ quốc. Trong cuộc kháng chiến trường kỳ của ta kỳ này, đây là lần đầu tiên một thị xã quan trọng đã được giải phóng. Cuộc thắng lợi này sẽ làm đà cho những thắng lợi khác to lớn hơn, vẻ vang hơn….”     

Báo cáo tổng kết “Du kích chiến tranh” của UBKC HC tỉnh Bắc Kạn đánh giá: “Trung đoàn 72 được phái đến Bắc Kạn vừa làm nhiệm xây dựng đơn vị, vừa phân tán thành các đại đội độc lập dìu dắt du kích, phát triển du kích chiến tranh nhờ đó mà ngay thời kì đầu, các du kích huyện và du kích một số xã đã được thực tế giúp đỡ, rèn luyện ngay trong chiến tranh…(trang 39)….Bắc Kạn giữ được thế giằng co với địch là nhờ sự hoạt động liên tục của Trung đoàn 72 bên canh sự đóng góp của nhân dân và dân quân du kích Bắc Kạn…”

Những đóng góp của Trung đoàn 72 trong thời gian chiến đấu trên chiến trường Bắc Kạn đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận: Ngày 12-9-2011, Chủ tịch nước đã ký quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Trung đoàn 72 về thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.

ĐỖ HẠP - Trưởng ban liên lạc Trung đoàn 72

Theo QĐND Online

Xem thêm